Category: Viết bởi hoạ sĩ Đỗ Đức

Anh hùng

Anh hùng doduc Khoảng năm 1966, đạo diễn Liên xô Tchukhrai làm phim “ bài ca người lính”. Hình ảnh đầu tiên trong phim là 4 chiếc xe tăng Đức đưổi theo một anh lính hồng quân. Anh chạy cuống cuồng để tránh bị xích xe tăng nghiền nát. Trong tình thế kinh hoàng đó, người lính bỗng phát hiện… Read more →

Mặc định (2)

(tiếp theo) doduc Tôi có một đời công chức sống trong mặc định. Kỉ niệm vững bền nhất là ngày quốc tế lao động. Chỉ là một công chức, một đoàn viên công đoàn mà tôi luôn hãnh diện mình là người của giai cấp công nhân, gia cấp cần lao và luôn hướng về sống gương mẫu. Mả mẹ… Read more →

Cầu quán

doduc Chắc hẳn trong lớp người già, nhiều người còn nhớ những cánh đồng của làng quê Bắc bộ cách đây trên nửa thế kỉ có những ngôi nhà nhỏ đứng chơ vơ giữa đồng không mông quạnh không? Đó là cầu quán, một điểm nhấn trên cánh đồng làng xưa. Những ngày hè, đồng xa trong ngút ngàn nắng… Read more →

Bờ dậu

doduc 1 – Sinh thời nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần cười nói với tôi “ dân lúa nước” là chữ của tớ đấy nhá. Vâng đúng thế. Lần khác ngồi trò chuyện với nhà Dân tộc học Chu Thái Sơn , tôi lại biết thêm thuật ngữ “ thổ canh hốc đá”.Theo ông đó là lối canh… Read more →

Mọi con đường đều dẫn đến Rô Ma

Doduc Câu nói “ mọi con đường đều dẫn đến Rô Ma” có lẽ nhiều người biết. Hiểu đơn giản nghĩa là đến Roma có nhiều con đường. Cũng có nghĩa là xây dựng đời sống tốt đẹp cho một xã hôi cũng có nhiều cách chứ không thể chỉ có một con đường, không phải chỉ có một cách.… Read more →

Chia sẻ

Chia sẻ doduc Sáng nay đi quán báo, tranh thủ dấn lên cửa hàng bánh mì mua chiếc bánh mới ra lò. Trời mưa bụi dày, đạp mấy cây số đầu trần nên tóc ướt nhỏ giọt. Xế hàng bánh ông bạn già đang ngồi rung đùi bên bàn trà ngó sang , thấy tôi ướt lút thút, ông nói… Read more →

Tệ hại của thói quen

dongngan Chúng ta từ lâu quen với những giá trị nhận được từ trong giáo khoa, quen chấp nhận những giá trị được thừa nhận mẫu mực, tất cả đóng khuôn trong đầu từ thuở học đường. Rồi sau này ra công tác, tinh thần “quán triệt” ý kiến rồi cả “ kiên định” với ý kiến cấp trên cũng… Read more →

Bão

Doduc Tiền. Ở đời ai cũng cần tiền , Nhưng có thời tiền hiếm như vàng. Tôi lớn lên vào thời đó…là những năm sau ngày giải phóng Điện biên đến những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỉ trước Thời gian ấy, tiền hiếm đến mức người ta thôi ước mơ có tiền. Căn bản lúc đó chưa có… Read more →

Ngắm xuân

dongngan Năm nay lập xuân từ 26 tháng chạp, trước tết ba ngày. Hôm đấy trời mưa lân phân, tưởng năm tới sẽ thuận cho mùa màng. Vậy mà ra đến tháng giêng này lại tiếp tục lạnh, tiếp tục không mưa. Thời tiết ủng hội lễ hội mà không chiều người làm ăn. Cây hoàng lan trước vườn, trong… Read more →

Lan man chuyện lễ hội

dongngan 1 – Tháng giêng là tháng ăn chơi Chuyện đó ăn vào tâm thức người Việt, khiến cho cái tết Việt vào thời hiện đại náo động khó hòa đồng bởi sự dềnh dàng, sống chậm, bởi cỗ bàn tiệc tùng hội hè triền miên…Khiến công việc như phải đứng ngoài cuộc chờ tan cơn say của các đấng… Read more →

Nhớ

Dong ngan Nhớ lại tết xưa, cứ nhằm từ 23 tháng chạp là tiếng quạ kêu oàng oạc, quạ khoang, quạ đen bay vắt bụi tre này sang bụi tre khác trong xóm ngoài làng, ngó nghiêng, ngóng xuống từng nhà mổ lợn để kiếm tí mỡ chài , mẩu lòng vụn. Qụa cũng có những ngày tết đúng nghĩa… Read more →

Lập trình

dongngan Tôi dùng cái máy ảnh Sony 717 trông giống khẩu súng được hơn 3 năm thì đứt cáp thẻ. Nghĩa là máy vẫn hoạt động, nhưng thẻ không ghi nhận được hình ảnh mã hóa. Thợ giỏi đã cố gắng tìm cáp mới thay cho nhưng rồi chả được bao lâu lại đứt nữa. Đến lần này thì bó… Read more →

Tổ sư thiền

Doduc Thiền sư Nhật kể: Đại sư là người đỉnh cao đức độ, nước Nhật chỉ có một. Ngài tu hành đến thượng thừa. Mọi chuyên trên đời ngài để ngoài tai, kể cả tiếng mây bay gió thổi. Một hôm đang nhập thiền cũng các đệ tử thì một người đàn bà trẻ đẹp bước vào, tay bế đứa… Read more →

Thể hiện

doduc Heo may đã về, mía đã ngọt, đào sắp đến ngày tuốt lá. Lại sắp một cái tết nữa, tết con khỉ. Còn nhớ tết con dê năm ngoái người ta nhắc lại hai câu thơ chứa đầy hy vọng, được bảo là sấm trạng Trình: “ Mã đề dương cước anh hùng tận/ Thân Dậu niên lai kiến… Read more →

Siêu nhân

dongngan Cháu tôi vẫn thường hát: Siêu nhân, siêu nhân Măc xi líp ra ngoài quần dài… Nghĩa là những chuyện khác thường trong đời sống Câu chuyện siêu nhân này bắt đầu từ Bến tắm hồ Tây Đây là bến của những siêu nhân Sao lại là siêu nhân thì hãy nghe kể tiếp Từ sớm tinh mơ những… Read more →

Xuân cảm

dongngan Đã sang tháng Hai ta, trời không rét nữa mà nồm nhẹ. Nhưng do nồm mà bầu trời bị đục màu khói ám. Giời đất chuyển mùa, cứ mệt lửng dửng. Những lúc như thế, người nhà quê thường nói với nhau là ốm đứng. Ốm đứng là thứ ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe. Vẫn đi… Read more →

Luận về nước

doduc Một bạn bảo tôi: chỉ có người Việt Nam mới tự gọi quốc gia mình là Nước. Ờ, đúng chúng ta thường gọi nước Việt Nam, nước Lào, nước Đức nước Nga…Toàn là nước nọ nước kia, trong khi các châu lục khác người ta gọi quốc gia của họ là đất. Con người sinh sống trên đất bám… Read more →

Di sản

Doduc Hôm tôi ngồi soạn lại những bức tranh còn lưu giữ được, hầu hết toàn tranh nhỏ nhiều tranh vẽ cách đây 40 năm. Thời ấy giấy má khó khăn, tôi thường vẽ trên giấy báo lề xin được ở nhà in. Mỗi bức tranh, một kí ức hiện về. Lúc này không thấy đẹp xấu, mà nó là… Read more →

Từ những câu chuyện về kiến trúc sư

Đỗ Đức Tôi đọc xong cuốn “Những kiến trúc sư bạn tôi” của Trần Trọng Chi đến cả tháng, nó gợi cho tôi khá nhiều suy ngẫm. Là người từng làm nghề biên tập, dựng sách ở nhà xuất bản, tôi thật vui khi cầm trong tay một cuốn sách được viết khá công phu . Cuốn sách giống như… Read more →

Tô Linh Đô (2)

doduc Lại nói cái đận mới về Nhà xuất bản được trưởng phòng hướng dẫn công việc biên tập, anh ta đăm chiêu một tuần hai tuần rồi bỗng phát hiện ra nghề biên tập cũng giống nghề thợ hoạn học ở trường Nông nghiệp.Thế là anh vào cuộc không chút bối rối. Giao bản thảo cho anh đọc thì… Read more →

To linh đô (1)

doduc Những năm bao cấp việc tuyển cán bộ làm ngành xuất bản không khó như bây giờ. Cái chuẩn hóa duy nhất là lý lịch phải thuộc thành phần cơ bản, càng nghèo càng tốt. Vì đó là lực lượng nòng cốt của cách mạng. Tôi nói thế là chuyện ở nhà xuất bản ở địa phương thôi. Cũng… Read more →

doduc 1- Có người bảo thế này: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Người nhà quê bảo mơ là vớ vẩn, chỉ có ước thôi, uớc là cầu mong. Ước trước mơ sau. Còn chỉ Mơ là lối nói hão huyền của người thành… Read more →

Tiếp cận nghệ thuật

doduc 1 – Muốn hiểu một tác phẩm nghệ thuật , bức tranh, bài thơ, truyện ngắn và to tát hơn là tiểu thuyết thì người xem , người đọc cũng phải học thì mới tiếp cận được Học để biết đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật, cách tạo dựng hình tượng, ngay cả tính cách… Read more →

Thày tôi

doduc Thời phổ thông, năm học cấp 2-3 thày chủ nhiệm lớp tôi người Nghệ: thày Trần Thanh Hải.nhà ở thị trấn cầu Giát. Nếu thày còn thì giờ cũng suýt soát 90. Thày làm chủ nhiệm lớp, dạy môn văn. Những năm sáu mươi thế kỉ trước, huyện Đại Từ, Thái Nguyên thì cũng không khác Mù Cang Chải… Read more →

Điếu văn

Doduc 1 – Một người bạn gọi di động cho tôi – Anh ơi, trong đám ma có nhất thiết phải có điếu văn không nhỉ? Tôi nói lại: trường hợp nào vậy? Dù trường hợp nào thì điếu văn vẫn luôn cần có, Đó là văn hóa của người sống đấy! Đầu máy bên kia ngập ngừng. Lát sau… Read more →

Giới hạn

Doduc 1 – Con gà con vịt muốn đem bán thì phải vào trong lồng, con lợn cho vào rọ, con chó thì cần cái xích. Đó là những phương tiện giúp con người giới hạn vật nuôi trong tầm kiểm soát. Con người làm ra các chuyện đó, tưởng con người tự do nhất, có thể kiểm soát mọi… Read more →

Phố chó

Doduc Cả nước có mỗi con phố ấy thôi. Thưở mới thống nhất đất nước quả tình nó chưa là phố phường gi, chỉ là bãi chó ỉa. Ai có việc đi qua cũng cố đi cho nhanh vì mùi hôi cứt đái. Lại cũng lại ghê chân nữa, đi tối mà bước trèm vào dệ cỏ là giày dép… Read more →

RUỘNG

doduc 1 – Mỗi lần quay về rẻo cao, nhìn những cánh ruộng bậc thang xếp sóng bên các triền núi, những người canh tác trên đó chỉ còn là một chấm nhỏ, ngọ nguậy… Nhận ra họ bởi tấm áo đỏ choét phơi trong nắng cao nguyên. Lúc ấy tôi lại nhớ về đồng bằng da diết, nhớ màu… Read more →

Bâng quơ

ĐỖ ĐỨC Thày dạy địa lý, nhưng lại hay để ý đến chữ viết. Thày bảo đời một con người có rất nhiều việc dùng đến chữ nghĩa, nên các trò phải chịu khó luyện viết chữ cho tử tế. Có lúc thày đưa ra suy nghĩ rất ngộ: Hãy nối tất cả các nét chữ viết trong đời của… Read more →

Cà phê sáng

DODUC Quán cà phê cuối đường Lac Long Quân. Bàn1, ba người. Gã đàn ông đẹp mã. Tuổi trạc ngũ tuần, tóc pha sương, hơi nặng cân, phong thái bệ vệ , áo len cổ thìa, sơmi trắng thắt cà vạt đỏ, chân dận giày Ý đen nhẫy. Con nguời trong vẻ phong lưu mã thượng đó bỗng nhiên làm… Read more →

Quán buổi sáng

ĐỖ ĐỨC Quán phở bên đường Lạc Long Quân. Chiếc toyota màu chó mực đỗ xịch. Cánh cửa bật mở. Người mẹ vào ngoại tứ tuần núng nính trong bộ đồ trễ nải, xách ví đầm da cá sấu bước xuống. Theo sau là hai đồng nữ cũng núng nính như mẹ, đi trụ từng bước dứt khoát như mẹ.… Read more →

Ngố

dongngan Có một từ mà xướng lên a cũng hiểu ngay đó là đánh giá một hiên tượng xã hội hoặc con người, cũng có thể nói đến cả loài vật. Từ đó là NGỐ. Vâng, thán từ “ngố” được dùng ở nhiều vụ việc: thằng ngố, con ngố, chuyện ngố…hi hi, Cái ngô nghê ngớ ngẩn gọi là “ngố”ấy… Read more →

Kỵ zơ

doduc Tôi nghe con vắt con đỉa bị chặt làm đôi, nó biến thành hai con. Đem băm vụn nó ra thì mỗi mảnh vụn biến thành một con đỉa mới, con vắt mới. Đem nó đii đốt thành than, thì phần thịt nào chưa cháy hết vẫn có thể sinh ra con vắt mới. Loài sinh vật không xương… Read more →

Quýt bộp

Chẳng biết họ của ông là gì, chỉ nhớ ông tên Thầm. Mà rồi Thầm lại là tên con gái đầu lòng của ông. Làng Tày này cũng có gì đó giống người xuôi, khi có con thì bố mẹ được gọi theo tên con đầu lòng. Tên bố mẹ thành đi ở ẩn. Ông bà Thầm có hai người… Read more →

Chuyện ở quê

dongngan Ngày Xuân nhàn rỗi bên ấm chè mạn, bàn chuyện buôn bán ai cũng nói đến lấy đâu ra vốn, đến nghề thì nghề gì ra tiền bây giờ nhỉ. Cái vốn cần nhất là hiểu thị trường, hiểu đường đi của hàng hóa, hiểu về nghề – đều đứng sau tiền. Đúng là xây nhà từ nóc. Chuyện… Read more →

Thói quen

Doduc Tôi có một anh bạn nhà ở phố Lý thường Kiệt. Bắt đầu từ một gia đình. Sau con cháu phương trưởng dựng vợ gả chồng, chia nhỏ ra thành ba bốn hộ chui chung, nát vụn căn biệt thự. Mấy năm trước ông bà lần lượt ra đi…Rồi cũng đến lúc anh em chụm đầu bàn nhau: không… Read more →

Bọ chó

dongngan Bọ chó múa bấc(thành ngữ) Để chỉ những kẻ hung hăng khoe mẽ nhưng thiếu thực lực, các cụ ta xưa thường khinh rẻ gọi là đồ bọ chó múa bấc. Bọ chó sống bám trên mình chó. Nó nhỏ như hạt vừng và đen mun. Khi lặn ngụp trên lông chó nó nhanh như nghệ sĩ lướt ván.… Read more →

Chim cuốc

Doduc Con cuốc đi vào thành ngữ của người Việt “ cuốc kêu mùa hè”vì người Việt chúng ta, dân trồng lúa ai cũng biết. Cuốc luôn ở gần với con người quanh bờ tre bụi rậm ven ao làng, đầm phá. Trời cho cuốc một tấm thân gọn như con thoi, khoác bộ cánh màu than. Đám lông ngực… Read more →

chim sâu

doduc Chích chích chích… Quấn quýt nhất với con người là con chim chích. Người ta hay còn hay quen gọi chích là chim sâu. Gọi là chim sâu vì chim chích bắt sâu. Các nhạc sĩ còn âu yếm gọi nó là chích bông để làm lời hát cho thêm thơ mộng. Cây bonsai đặt trên lan can trước… Read more →