Sinh thời, nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần cười, nói với tôi: “dân lúa nước” là chữ của tớ đấy nhá. 1. Vâng đúng thế. Lần khác, ngồi trò chuyện với nhà dân tộc học Chu Thái Sơn, tôi lại biết thêm thuật ngữ “thổ canh hốc đá”. Theo ông, đó là lối canh tác đặc biệt của… Read more →
Category: Viết bởi hoạ sĩ Đỗ Đức
Nghĩ vụn
Nghĩ vụn doduc Cây cối nuôi sống mình bằng bộ rễ, con nhện bắt mồi bằng tơ, con mèo bắt mồi bằng vuốt, chó thì vồ bằng bộ răng nanh, voi nhặt cái ăn bằng vòi, con cóc, kì nhông đớp mồi bằng lưỡi, con muỗi hút máu bằng vòi, con đỉa thì giống y tá với bơm kim tiêm.… Read more →
Thợ gò
Thợ gò Ông là lính Điện Biên xuất ngũ với cái lý lịch cố nông. Văn hóa ông khai lớp ba. Ba bốn mươi năm trước đây thì lớp ba cũng đuợc coi như học vấn trung bình của cấp phổ thông vì lúc ấy dân ta còn ít chữ lắm. Xuất ngũ, theo nguyện vọng ông được về làm… Read more →
Thợ gò 2
Thợ gò 2 Doduc 13 năm trước tôi viết về một thợ gò thơ. Câu chuyện thợ gò ấy cũng chẳng có gì đặc biệt, vì làm thơ thì phải tu từ, chọn vận, gò cho nó vào “môm”, nhà thơ nào chẳng phải làm. Có điều thi hứng cao thì chuyện chọn từ lắp ghép nó nhẹ nhàng, dễ… Read more →
Câu chuyện bóng đá
Xem bóng đá…và ngẫm Doduc Mùa Túc cầu thế giới đã vào cuộc. Cả thế giới vào cuộc với túc cầu. Người này thì đơn giản khoái coi anh tài túc cầu thế giới góp mặt, người khác thì xông vào cá độ. Thắng thì reo vui, thua thì hậm hực để tiếp tục theo cơn khát nước. Có mỗi… Read more →
Yêu quá
Chuyện là thế này: Đôi vợ chồng ấy là bạn tôi. Họ khá giả, cả hai đều đẹp, cả hai cùng làm nghệ thuật trong một đoàn Văn công. Họ yêu nhau săn sóc nhau kĩ lắm. Nghe nói, tối tối chồng thường bê chậu nước nóng đến rửa chân, lau chân cho vợ trươc khi bế vợ lên giường.… Read more →
Vá víu
ĐỖ ĐỨC Căn phòng làm việc của tôi ở gác hai.có cửa sổ to nhìn xuống đường. Tòa nhà nằm sâu bên trong, chừa ra phía mặt đường một khoảng sân rộng dể có thể đỗ được ôtô. Hàng rào găng tây ken dày, có gốc sù ra mốc thếch tuổi tác. Thềm đường bên ngoài rộng trên hai mét… Read more →
TƯ DUY KIẾN
Tư duy kiến doduc Một lang vườn tân thời phán: Kiểm tra đái tháo đường làm gì phải đi bệnh viện. Cứ tè một bãi ở vỉa hè là biết ngay.Thấy người nghe tỏ vẻ chưa hiểu, lang giải thích: Sáng ra thấy kiến bu quanh thì chắc chắn là bị rồi. Qủa thật lang nói không sai. Nhiều người… Read more →
Ế
Chữ “ế” tệ hại! Doduc Ế chồng. Câu nói đó vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội với các cô gái cập kề tuổi 30. Nhiều người nói từ “ế” bình thường với những cô gái muộn đường chồng con mà không thấy gợn gì trong đầu. Ế là từ dùng để chỉ thứ hàng hóa tồn đọng… Read more →
Gốc- thơ một vần
GỐC thơ một vần Nước lấy dân làm gốc Tham nhũng lấy quyền làm gốc Quan lấy tham làm gốc Dân lấy gian làm gốc Điện lấy tiền làm gốc Xăng dầu nuôi giá cao làm gốc Cảnh sát lấy dùi cui làm gốc Nông dân lấy khổ làm gốc Đền bù lấy cướp làm gốc Kinh doanh lấy lừa… Read more →
tranh thờ- một mô hình xã hội pháp trị
Tìm hiểu 36 bức tranh trong bộ tranh thờ của dân tộc Giáy tại xã Cốc San, huyện Bát Xát , Lao Cai thì thấy trật tự của xã hội tiên thánh giống hệt như một tổ chức chế độ xã hội của con người. Hình dung như thế này: Đứng đầu thế giới tiên thánh là vị tổ sư… Read more →
Tiếng rao
Tiếng rao doduc Tiếng rao là một hình thức truyền thông trong cộng đồng. Ở ta, tiếng rao có rất sớm từ nơi công quyền. Đó là mõ ở làng quê. Nhà mõ “ chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông” kèm theo hồi mõ cốc cốc theo lệnh của Lí trưởng là để thông báo trát quan, hoặc… Read more →
Giáng bút
Tối 9/4/2010 tại trung tâm văn hóa Pháp, 24 tràng Tiền , Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viên Hán Nôm đã có cuộc nói chuyện về Gáng bút, một hiên tượng xã hội nở rộ cách đây chừng trăm năm. Bài viết này sơ bộ giới thiệu về giáng bút theo tiếp cận còn rất mong… Read more →
Mảnh vườn hoang
MẢNH VƯỜN HOANG ( về giáo sư Từ Chi) Bây giờ tôi không nhớ là đã biết giáo sư Từ Chi từ khi nào. Làm ở ngành xuất bản, việc tiếp xúc với giới trí thức, các nghệ sĩ đàn anh gần như thường xuyên. Vì công việc cả hai bên đều cần nhau. Năm 1981 tôi được phái vào… Read more →
bạn thời trẻ
Bạn thời trẻ ( nhớ Vũ Duy Thông) doduc Những năm 1970 tôi làm báo Việt Nam độc lập thì Vũ Duy Thông là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Thái Nguyên đóng ở đồi thông, cạnh dinh thự ông Chu Văn Tấn, bí thư Khu ủy khu tự trị Việt Bắc. Sau Thông hết nhiệm… Read more →
Cứng nhắc và dằng dai
Cứng nhắc và dằng dai Doduc Mấy chục năm trước được nghe một chuyện ở Lao Cai cũng vui, xin kể lại. Có ông trưởng ty nọ, đúng ngày có quyết định về hưu, ông gói ghém tư trang về luôn, không đợi đưa tiễn. Cán bộ phụ trách hành chính trong cơ quan bảo ông đợi để thu xếp… Read more →
Du lịch tàn phá
Du lịch tàn phá Doduc 1 – Có lẽ tôi là người ngoại tỉnh gắn bó với Hà Giang nhiều nhất, lâu nhất, đã gần nửa thế kỉ bởi trách nhiệm nghề nghiệp công việc, cứ ra khỏi Hà Nội là leo núi, nên có dịp lên Hà Giang nhiều lần. Bây giờ vẫn lên đều hàng năm vì những… Read more →
Học tại chức ở Yết Kiêu
Doduc 1 – Ra công tác tôi làm trình bày và sửa mo rát cho tờ báo của khu ủy khu tự trị Việt Bắc. Báo Việt nam độc lập. Năm 1975, sau 5 năm làm việc, tôi gặp Phó tổng biên thường trực xin cho đi đào tạo chính quy, vì công tác đã được đủ thời han đào… Read more →
Gía trị Long Biên
Dong ngan Từ khi có thêm cầu Chương Dương, cầu Long biên gần như đã bị bỏ quên. Cô em bé trẻ trung hình như tranh mất nhiều phần việc của người chị già. Đã một thời gian dài, Long Biên chỉ còn dành cho tàu hỏa và người đi bộ, đi xe đạp. Sau này để giãn bớt ách… Read more →
Chuyện Ngâu
( cố sự tân biên-chuyện cũ viết lại) Doduc Ngưu Lang là anh chàng chăn trâu của Ngọc Hoàng , nhưng sớm có máu dê giống quan Anam. Mới tí tuổi đã mê nàng Chức Nữ, thường xuyên bỏ trâu nhịn đói để dòm nàng. Còn Chức Nữ thì đa tình, cứ nghe tiếng tiêu của Ngưu Lang là quên… Read more →
Tạp và tứ thiết
Doduc Trám vạng nằm trong nhóm gỗ tạp. Loại gỗ tạp thường không có lõi. Đã bị mục là ruỗng luôn, gẫy là gẫy đôi gẫy ba và mủn nát không còn dấu tích. Gỗ trong nhóm có giá trị là loại cây có lõi. Phần gỗ rác bên ngoài trong quá trình phát triển nhỏ dần đi và lõi… Read more →
Trí tuệ thực vật
Doduc Ngày trước người Pháp chọn giống cây trồng ở Hà Nội có giống me giống sấu, sao đen và nhội. Đây là những giống cây có rễ cọc ăn sâu. Mưa bão không dễ bị đổ như loài rễ ăn ngang xà cừ. Đây cũng là những giống có tán lá dày thu cái nóng mùa hè ở phố… Read more →
Thánh trong hầu đồng
Doduc Đền đài Tứ phủ không bao giờ thờ ma quỉ vu vơ. Nhưng qua các giá đồng từ giá Chầu, giá Quan, giá ông Hoàng bà Chúa, đến giá Cô bé, chuyện các vị thánh dâng rượu, vểnh râu cáo dùng trà chuốc rượu, thuốc xái đều diễn ra trong từng giá đồng. Và rồi thấy thánh cũng thích… Read more →
Lan man …phố
Lan man …phố Doduc Một lần ngồi nghe nhà sử học Lê văn Lan nói chuyện, ông ấy bảo Hà Nội là cái phố làng. Ba mươi sáu phố phường là phố nghề và buôn bán. Có nhiều phố còn dây mơ rễ má với những làng đồng bằng như nghề Hàng Bạc gốc Đồng Sâm (Thái Bình), Hà Trung… Read more →
Hầu bóng- một phức thể văn hóa
Doduc Diễn xướng hầu bóng cho du lịch vui chơi là sự báng bổ tín ngưỡng. Phải khẳng định đó là thứ hàng nhái làm tiền, là biểu hiện của việc buôn thần bán thánh, điều đó cần cấm tiệt. Mọi việc cái tiến hầu bóng vẽ voi thêm chân cũng là thứ phát tán mặt hàng bóp méo cũng… Read more →
Vẽ ma (2)
Doduc Tưởng đâu chuyện vẽ ma chỉ có trong nghệ thuật tạo hình, mà thủ phạm làm ma giả là sản phẩm của những họa sĩ . Kì thực đó chỉ là một hạt bụi vô cùng bé trong cuộc sống vô biên này. Với lại loại ma này chẳng giết được ai, chỉ làm phong phú thêm độ mờ… Read more →
Vẽ ma (1)
Vẽ ma (1) Doduc Bố của một cử nhân mĩ thuật tâm sự: tôi bảo thằng con tôi mày hãy vẽ thử người tao xem, lâu nay chỉ thấy mày toàn vẽ ma. Nghe vậy tôi hiểu thằng con ông vẽ gì rồi, và cũng hiểu trong đầu ông chứa đầy nghi ngờ sáng tác của thằng con. Chưa kịp… Read more →
Văn hóa làng quê
Doduc Vùng trung du quê tôi từng có câu thành ngữ” Tham như hùm đổ đó”. Ấy là câu chuyện con hùm đi đổ trộm đó của người để ăn cá. Đó là thứ ăn vơ bèo vạt tép , ăn tất tật những gì rớt và trong đó. Chẳng biết có thật không, vì hỏi thì chẳng ai trông… Read more →
Trả lễ bà chúa Mường
Doduc Từ lâu, trong dân gian đã tồn tại câu ngạn ngữ “Trả lễ bà chúa Mường”. Tôi đã nghe câu đó từ khi còn rất bé và từng hỏi mẹ, thế nghĩa là gì? Bà bảo đó là người ta chỉ loại người cốt được việc mình, còn việc làm trả thì sơ sài đại khái cho xong viêc,… Read more →
Theo đóm ăn tàn
Doduc Ngày xưa đi đêm cần thắp sáng soi đường người ta hay dùng đuốc. Đuốc là cây nứa khô dập ra bó lại dài một hai mét. Tối có việc đi đâu về muộn thường phải dự phòng đem theo bó đuốc để nhìn đường đi và tránh dẫm vào rắn rết. Tôi thường được bố mẹ dặn khi… Read more →
Thang Ca Tây Tạng
Thangka Tây Tạng- khi cuộc sống là đủ Thien huong Vài lời phi lộ Dân số Tây Tạng gốc- người Tạng chiếm chừng 1 nửa trên mảnh đất gần 4 triệu dân. Hầu như ở mọi địa điểm của thành phố khá hiện đại này, người Hán đều đóng vai trò chủ chốt, trong thời gian ngắn ngủi ở Lhasa,… Read more →
Tản mạn Long Biên
Bài dự cuộc thi entry “Cầu rồng kể chuyện ngàn năm” Tản mạn Long Biên Doduc Không biết từ bao giờ, mấy câu lục bát đã nêm vào đầu tôi Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi Suốt ngày… Read more →
Chuyện Yết Kiêu (3)
( tiếp theo) doduc Nghề vẽ là nghề cô độc, mỗi họa sĩ là một ông vua nên từ lúc đào tạo đã sinh lắm chuyện, kể cả trong lúc chơi đùa của đám môn sinh này.. Cái quan trọng là thi vào được trường đã, còn vào trường rồi, thích thì học không thích thì chơi. Học nghệ thuật… Read more →
Chuyện thi Yết Kiêu (2)
Chuyện Yết Kiêu (2) (Tiep the Doduc 30 năm sau khi tốt nghệp trường Yết Kiêu, bây giờ về hưu rồi mà ấn tựợng kinh hoàng của tôi về mùa thi vẫn còn ám ảnh. Có những đêm nằm mơ thấy mình lại thi vào trường, trượt chổng vó, tỉnh dậy mồ hôi toát đầm đìa. Thật sướng cho những… Read more →
Quy luật muôn đời
Doduc Bảo với hoa quỳnh là có ngày đấy thì nó không tin. Nó cãi rằng chỉ có đêm thôi, ngày là cái gì nó không hiểu vì hoa quỳnh có thấy ngày bao giờ. Hoa quỳnh nở về đêm và tàn ngay sau vài giờ trong đêm. Đời hoa quỳnh ngắn vậy, quỳnh đâu biết có ban ngày. Con… Read more →
Nỗi niềm tôm cá
NỖI NIỀM TÔM CÁ Thiên Hương Ông cha mình ngày xưa nghèo thật, lo toan cuộc sống cứ điểm mặt từ miếng ăn trở đi, cái lo nó thành cả mối quan tâm thường ngày. Giờ hàng xóm 10 năm có khi không thuộc hết mặt, nhưng chục năm trước, khi hàng xóm đúng nghĩa tối lửa tắt đèn, tầm… Read more →
Nối nhớ Khau Vai
Doduc Sắp tới 27/3 âm lịch( ngày 10 tháng 5 dương) ngày chợ Phong lưu ở Khau Vai, mỗi năm một lần. Mấy hôm trước, một bạn bên tạp chí Văn Hiến gọi điện: có đi chợ Khau Vai không. Tôi giật mình nhớ lại thế là đã 5 năm nay mình chưa trở lại Khau Vai. Lên Khau Vai… Read more →
Nhớ những thước phim thời xô viết
Nhớ những thước phim thời xô viết Doduc Những ngày tháng 5 hàng năm kỉ niệm ngày giải phóng Châu Âu ngày này tôi hay nhớ về cả loạt phim Liên xô nổi tiếng của những đạo diến điện ảnh bậc thầy như Ây Danh xtanh, Chu Khơ Rai và một số đạo diễn lừng danh khác mà nay vắng… Read more →
M và Ch
M. và Ch. Tặng chú Mạo Doduc Lái xe M. phục vụ cơ quan tôi đến trên 20 năm. Qủa tình ít có lái xe ở một nơi lâu như thế. Đi công tác, hẹn 2 hoặc 3 giờ, 4 giờ sáng chưa bao giờ M đến sai một phút. Dọc đường xe nào muốn vượt M đều cho vượt,… Read more →
Lời người quê
Lời người quê Doduc 1* Hôm qua quay lại cơ quan cũ , ngồi chơi với tay lái xe, bảo vệ và một cán bộ kế hoạch. Bỗng có một cụ già râu dài tóc bạc ở phòng giám đốc đi xuống. Khi qua chỗ chúng tội, ông cụ cất lời” Em chào các bác ạ” Trong số các bác… Read more →
Kính chào Ngài Cuốc Bê
Kính chào Ngài COURBET dodưc Jean Désiré Gustave Courbet (10 tháng 6 năm 1819 – 31 tháng 12 năm 1877) là một họa sĩ người Pháp nổi tiếng, một nhân vật tiên phong của chủ nghĩa hiện thực. Gustave Courbet sinh ra ở Ornans, miền nam nước Pháp. Ông đến Paris lập nghiệp với một quan điểm thẩm mỹ mới.… Read more →
Hành trình tới tương lai
doduc Tại 29 Hàng Bài, từ 15/5 đến 25/5/2010 triển lãm “hành trình tới tương lai : thế hệ mới của mĩ thuật Nhật Bản.” Trong triển lãm này có video arts, sắp đặt, mô hình, tranh thạch bản, tranh sơn Dầu… Bài viết này tôi chỉ muốn trình bày suy ngẫm về con đường đi của nghệ thuật thông… Read more →
Hà Nội nhớ
Thiên hương Mình nhìn qua cái cửa sổ hẹp tầm nhìn thẳng chỉ với sang cửa sổ nhà hàng xóm và nếu cố nhìn chéo thì sẽ thấy 1 góc nhà máy nước xỉn nhám, trời Sài gòn bữa nay ghi xám và, phần quan trọng đây, se lạnh tuyệt vời như mùa thu HN, thậm chí như tiết lập… Read more →
Giấc ngu mơ
Giấc ngu mơ Doduc Nhớ mẹ ta xưa, không biết chữ, từ thuở con gái đã đi chợ buôn rau. Buôn chợ nọ bán chợ kia nuôi đàn con dại. Mỗi mớ rau lãi vài ba xu, mẹ đổi gân cốt và mồ hôi đem về cho con miếng ăn đạm bạc. Nhớ lại quá khứ bà nói, buôn thúng… Read more →
Đạo lý sống
Doduc 1- Ở nông thôn Việt Nam ta bao đời nay con trâu luôn là đầu cơ nghiệp. Ba việc lớn ở đời: Làm nhà, cưới vợ, tậu trâu ( an cư, ổn đinh và lạc nghiệp). Không phải ngẫu nhiên có sự tổng kết này. Từ xa xua trong một bài hát Mo kì Yên của người Tày ,… Read more →
Cuộc hẹn
Cuộc hẹn Doduc Khó khăn lắm cuộc hẹn đồng môn của ba đứa bạn mới thành. Hai thằng đến trước vừa ngồi xếp bằng trên chiếu chưa kịp cất lời chào nhau thì dế của thằng bạn kia gáy keke. Nó rút máy bấm vội, rồi rỉ rả đối thoại. Cũng chẳng thèm nói một câu xin lỗi thằng bạn… Read more →
Chuyện thi Yết Kiêu
Chuyện Yết Kiêu (phần 1) Doduc Có một trường đại học ở Hà Nội thi vào rất khó. Hầu như chẳng ai thi một lần mà đậu. Lịch sử đã có người thi đến lần thứ 9 mới đỗ, nghe bảo đó là họa sĩ Hoàng Tích Chù danh tiếng, thời còn ông Tây. Còn chuyện thi dăm ba năm… Read more →
Cây và người
Doduc Cái cây thuở mới nẩy mầm, nó yếu ớt run rẩy trước những cơn mưa nặng hạt. Chẳng ai che chắn. nó chịu đựng hết mưa rồi nắng đén hạn hán. Năm tháng dãi dầu, cây to dần lên, từ cái thân mềm như bún rạp dưới từng giọt mưa rào, mấy năm sau thân đứng thẳng cành lá… Read more →
Bài thuốc phóng huyết cứu mạng
Bài thuốc phóng huyết cứu mạng ( theo lời kể của bà Triệu Mùi Say- người Dao ở Thái Nguyên) Sưu tầm Sơ cứu tại chỗ trường hợp trúng phong (xuất huyết não) trước khi đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Để người bị nạn nguyên tại chỗ Dùng kim trích thẳng vào đầu ngón tay nặn ra một… Read more →
Ấp
Ấp Doduc Cấu trúc đơn vị hành chính nhỏ nhất là xóm. Xóm chỉ vài chục nóc nhà. Ấp là nhóm cư dân khai khẩn đất đai nhóm lại với nhau ở ngoài làng hoặc ngoài soi bãi, trong đó có cả con cái trong làng do chỗ ở chật chội cũng nhoai ra đó. Ở Hà Nội, dân ngoài… Read more →
Có ai nhớ mùa sen nở
Doduc Có ai nhớ mùa sen nở kéo dài mấy tháng không nhỉ. Chắc là không. Tôi cũng vậy. Phần nhiều người ta chỉ biết sen nở vào mùa hạ, còn quãng nào của hạ, kéo dài bao lâu thì chẳng mấy ai tường tận. Bộ tranh tứ bình Hàng Trống Xuân Hạ Thu Đông, bốn bức thành bài tứ… Read more →
Bầu trời và đồng xu
Bầu trời và đồng xu. Doduc Thanh minh trong tiết tháng Ba, có ngày tết Hàn thực giỗ Giới Tử Thôi bên Tàu, cũng đi vào đời sống tâm linh của làng xã ta. Ông là người nước Tấn thời Đông Chu liệt quốc theo phò Trùng Nhĩ, ông vua bị soán ngôi trốn chạy. Trong một lần túng quẫn,… Read more →
Bia ẩn Tây Tạng
Bí ẩn Tây Tạng Thiên huong Box: Mỗi năm, có hàng chục ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ tới Tây Tạng khám phá những bí ẩn của vùng đất Phật giáo này. Khởi hành từ Việt Nam, hiện Tây Tạng được coi là một trong những hành trình vất vả, tốn kém vào hàng nhất với… Read more →
Nhớ lâu nhớ mới
doduc Giap tết rồi. 1- Tôi nhớ vùng quê tôi, trước tết chừng một hai tháng người ta lo hái củi về cho đủ dùng hết tháng giêng. Không ai đóng cửa rừng cả, nhưng người ta kiêng chặt cây cối vào những tháng tết. Nó cũng có quyền được như con người đẻ vui với mùa xuân. Những năm… Read more →
Nóng lạnh tết này
Nóng lạnh tết này doduc 1- Giống năm 2008, tết năm nay rét kéo dài. Không băng tuyết giá buốt, nhưng cũng lạnh thấu xương với những ngày rét hại. Rét hại, hạt mầm mạ vừa nhú lên không chống cự được đã bị chín nẫu. Những giàn su su Mộc châu không chịu nổi qua hai cơn rét tràn… Read more →
Zô zô zô
Zô zô zô dongngan Zô zô zô…một hai ba: zô zô zô…zô zô bất tận! Không phải tiếng hô chèo thuyền, ai cũng biết vậy. Zô zô zô xảy ra ở quán ăn, nhà hàng. Người nhẹ nhàng bảo đó là âm thanh khiếm nhã. Người khó tính bảo đó là âm thanh thô lỗ. Vâng, bảo thô lỗ cũng… Read more →
Khi người nông cạn làm thơ
Khi người nông cạn làm thơ doduc 1- Hôm qua ngẫu nhiên ngẫu nhiên được đọc bài thơ trên mạng, vịnh con rùa . Một “nhà thơ” viết: “Có chi là sang trọng/Áo khoác vá dọc ngang/Hùng dũng bò trước cáy /Rụt cổ trước đại bàng” . Đọc xong vừa bật cười vừa tức giận vì ý đồ nhom nhem… Read more →
Tin chó chết
( tường thuât) doduc dốc xuống Công viên nước hồ Tây phía đường Âu Cơ. Phía chân dôc. Sáng 17 thang 12 năm con mèo- 2011, 7h 30 phút chân dốc Tôi đi bộ buổi sáng. Phía đầu dôc hai ba chiếc xe con rẽ xuống. Tôi đi ngược, sát dệ trái từ dưới chân dốc lên. Một thằng bé… Read more →
Tháng Ba-(1)
ĐỖ ĐỨC Tháng ba. Vẫn là tháng của Mùa xuân. Trời ấm dần. Những cơn lạnh thập thò từ vùng biên ải như kẻ chơi xấu thỉnh thoảng nghịch ngợm hắt tí hơi lạnh vào nhà mình, nay đang phải rụt tay lại vì thời tiết sắp vào hè. Người bảo khỏe ra, kẻ kêu mệt mỏi, ai cũng có… Read more →
Tản mạn mưa
doduc 1- Mồng một tháng tư bits năm nay mưa quá. Tôi bảo mưa thế này là cả cái tháng 4 này dầm đề đây.Con tôi không tin, nó bảo làm gì có chuyện đó. Nhưng rồi tôi đã không sai! Đêm hôm sau, mồng hai lại mưa xối xả hằng giờ. Nhiều chỗ đường Hà Nội thành sông. Những… Read more →
Qúa giới hạn
Qúa giới hạn DODUC 1- Cho đến bây giờ có rất nhiều người thành thật với tôi rằng không biết khấn khứa gì trước bàn thờ tổ tiên, cứ lễ lạt là thắp hương đó thôi. Đã có thời biết chữ nho là dính với tư tưởng phong kiến, biết chữ Pháp là dính đến đế quốc. Có người biết… Read more →
Nhớ một chuyện xưa
doduc Sáng sớm. Trời e lạnh.Chiều hôm trước phát hiện ra cây đào trổ hoa trong vườn một gia đình. Thích quá, nhưng trời tối, thiếu sáng tôi đành đóng nắp máy. Nên hôm nay phải dậy từ tinh sương lao ra đường quyết lấy cho được tấm hình đào nở sớm trên đất Mường Chiến này. Ra đến đường,… Read more →
Mơ
Mơ Doduc 1- Có người bảo thế này: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Người nhà quê bảo mơ là vớ vẩn, chỉ có ước thôi, uớc trước mơ sau. Còn chỉ Mơ là lối nói hão huyền của người thành phố. Mơ là… Read more →
rét nàng Bân
Rét Nàng Bân Doduc Tưởng đã quên đi cái rét Nàng Bân. Trong mấy năm qua khi vào cữ này trời đều nóng. Năm nay thì rét Nàng Bân lại về. Tôi cũng đã từng có một Nàng Bân của mình chứ không phải Nàng Bân trong cổ tích. Nàng Bân cổ tích con gái của Ngọc hoàng may tấm… Read more →
Phản biện
Phản biện Doduc Trang tử viết: “Cẩn tín thư bất như vô thư”, có nghĩa là: Đọc sách mà tin cả vào sách thì thà không có sách! Nghe vậy, mới hiểu Trang Tử ra dấu đọc sách cần phải biết nghi ngờ, để phản biện, mà phản biện là nhằm hoàn thiện vấn đề người viết sách đã nêu… Read more →
Thắng cố, món ăn độc đáo của người Mông
ĐỖ ĐỨC Thắng cố là món ăn do người Mông tạo ra, cũng như tên của món ăn này cũng do người Mông tự gọi. Có người giải thích chữ thắng cố theo âm Hán Việt, thắng cố có nghĩa là thang cốt, tức là canh xương. Chợ miền núi xưa chưa có phở, nhưng thắng cố thì có từ… Read more →
Mãi mãi Minhon
Mãi mãi mignonne Đề tặng mẹ Yolande Chavanat Jean pierre Chavanat Đỗ đức Ngày ngày bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra đường. Con cái không ít, nhưng mỗi đứa mỗi nơi, kiến giả nhất phận. Thằng con út Jean Pierre chavanat len bordeaux làm nghề gõ đầu trẻ. Cô con gái ở gần cũng trên chục cây số. Hai… Read more →
Muối dưa
Muối dưa Doduc ‘…Mải mê đuổi nắng giữa đồng/ Ngày về cải đã lên ngồng gió đưa/ Em về phơi kỉ niệm xưa/ Muối thời con gái làm dưa ăn dần” Ngồi cà phê, bạn đọc cho tôi nghe tứ thơ này trong một bài thơ của nhà thơ nữ nào đó mà anh không nhớ tên, và cũng không… Read more →
Quán ông gia
Quán ông già Doduc 1- Cái ông lão người nhỏ thó tuổi ngoài bẩy mươi mà nhanh nhẹn như thanh niên ấy hóa ra trùng tên với tôi. Sáu bảy năm đi tập buổi sáng cùng nhau bây giờ tôi mới biết tên ông. Cũng chỉ tại khi trò chuyên với ông thế nào quay sang chuyện con ốc tôi… Read more →
Những lần lên Cao Bằng
Những lần lên Cao Bằng 11/1972.Lần đầu tiên lên Cao Bằng thăm bản định cư người Dao của Bàn Thượng Đức. Đường rải cấp phối xấu khủng khiếp. Chiếc xe díp nhãn hiệu Rumani vừa đi vừa đẩy nhọc nhằn chạy gằn trên đường, máy hổn hển, két nước sùng sục. Lúc vượt qua đèo Côlia thì dò dẫm như… Read more →
Xuyên sơn giáp
Doduc Đất trung du trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ruộng bảy thì bờ chiếm ba phần. Những khái niệm vườn cây chưa có. Dân làm nông thì ruộng quây sau lưng nhà, kề trước sân nhà. Bây giờ nói thế chắc không ai tưởng tượng nổi cấu trúc của điền thổ của thời cách đây mới một… Read more →
Tre già măng mọc
doduc Có khi nào bạn quan sát cây sấu thay lá chưa. Khi một một lớp lá xanh non xuất hiện thì loạt lá già mới trút cuống. Mùa sấu thay lá nhưng cành sấu không bao giờ trụi thùi lụi, trơ cành, tán sấu bao giờ cũng khép kín. Bàng với bằng lăng thì khác một chút. Cây mận… Read more →
Tò vò
Doduc 1 – Tôi biết câu ca dao này từ mẹ, khi nghe còn chưa hiểu gì : “Tò vò mày nuôi con nhện/ Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi/ Tò vò ngồi khóc tỉ ti/ Nhện ơi nhện hỡi mày đi đằng nào”. Đó là câu ca dao ví von về việc nuôi dưỡng không công của… Read more →
Tiếng nói từ thiên nhiên
doduc 1 – Từ bé đã nghe câu thành ngữ: “trời sinh voi- trời sinh cỏ”, thấy đúng quá. Lại nghe “ có nước thì có cá” cũng đúng. Bây giờ lại thấy: có rừng là có chim chóc sóc chuột. Cái này là quan sát thấy chứ không phải nghe ai. Khu Ecopark Hưng Yên, đô thị xanh, bảy… Read more →
Thủ tục hành chính
Doduc ‘Nhân chuyện về ma chay, có lắm lời bàn: Nào , chỉ là bày vẽ, nào là mê tín dị đoan, tôi chẳng tin gì vào chuyện cúng bái, đời này chẳng có ma mồ nào…Những lời bàn thật rôm rả và có lý lắm. Vâng chết là hết là đem chôn cất hoặc hỏa táng, tro cốt cất… Read more →
Thời gian
Đỗ Đức Mười sáu tuổi, son phấn nhìn em khép nép đứng ngoài. Hai mươi lăm tuổi, đôi lúc em gọi son phấn đi theo. Ba mươi tuổi em cùng son phấn đồng hành. Bốn mươi em cậy nhờ hoàn toàn vào son phấn và núp sau son phấn. Thiếu nó em hoàn toàn mất tự tin. Năm tháng đã… Read more →
Thịt trâu ngày tết
Tạp bút Doduc Câu chuyện suất thịt trâu ngày tết này có dính líu đến sản phẩm xuất bản, nên tường như là hai việc khác nhau mà lại gắn kết với nhau nhọc nhằn và đáng nhớ… Một kỉ niệm khó quên trong đời làm biên tập của tôi là thực hiện tập truyện tranh Phạm Tuân bay vào… Read more →
Thèm ấm chè thường
Doduc Giáp tết tôi nhắn một người chuyên bỏ hàng chè Tân Cương, đặt nửa cân loại trên ba triệu/kg và nửa cân loại rẻ hơn, trên một triệu một kg. Tôi bảo: chè đợt trước do một người bạn mua của chị tặng, tôi uống thấy ngọt nhưng không có vị chat của chè Thái. Chè nước vàng nhạt,… Read more →
Thế nào là bánh chưng ngon
Doduc Có bao nhiêu loại bánh chưng, và thế nào là bánh chưng ngon? Người bảo bánh chưng ngon phải nhiều nhân, người bảo bánh phải rền. Bánh rền thì đúng rồi, nhưng cũng chỉ là một phần của miếng bánh ngon. Còn nhân nhiều thì nhiều là bao nhiêu, khi nhân nhiều hơn vỏ bánh thì ăn sẽ bứ… Read more →
Thế giới có nhiều kênh sống
Doduc Sau cuộc thi hoa hậu năm nay, thí sinh xứ Thanh lên ngôi. Tỉnh Thanh tổ chức đón tiếp rầm rĩ cũng mang tiếng. Rồi tới lượt nhà trường cô hoa hậu học cũng đón tiếp khá trọng thị, cũng lớp lang phát biểu đưa đón thưa gửi chu đáo. Thấy thế trên mạng xã hội, một người ngứa… Read more →
Ri đá
doduc 1 – Thưở chăn trâu, chẳng đứa trẻ nào trong chúng tôi là không dứt đòng đòng lúa non ăn. Nếu là đòng đòng nếp thì càng tuyệt vì nó to. Đòng đòng béo ngậy, lại mát. Ngon miệng vô cùng dù biết ăn một đòng là mất một bông lúa! Mẹ bảo thế, nhưng nào có nghe! Lúa… Read more →
Qùa mùa thu
doduc Mùa thu đã về, trên những chợ xanh đã thấp hoáng thấy hàng trám đen. Đó là quà của vùng trung du, trái trám chín sớm vào đầu mùa thu. Mùa thu còn là mùa của hồng, cốm đón Trung thu. Có thêm một loài quả cách nay dăm chục năm nhiều vô kể, nhưng giờ thì thành của… Read more →
Ông liều thật đấy
Doduc Nhân chuyện bề trên định thay người lãnh đạo Viện ngôn ngữ bị các giáo sư chuyên ngành và đồng nghiệp nước ngoài phản ứng. Theo tôi hiểu thì đó là bỏ cục bạc thay vào đó hòn đất thó theo tư vấn của mấy ta quạt mo thày dùi. Chuyện ngô khoai ra sao , hạ hồi phân… Read more →
những gì còn nhớ
người vẽ ngựa Doduc (Viết tặng họa sĩ Lê Trí Dũng) Một đêm, đã lâu lắm, có một cú điện thoại dưng tôi dây: – Này doduc, còn thức không đấy – Ai đấy, có việc gì vậy. Tôi giật mình vì khuya quá, ngỡ là có hung tin. Dầu dây kia giọng nói nhanh: – Lê Trí Dũng đây,… Read more →
Múa ba lê, thày thuốc và chính sách xã hội
Doduc 1 – Vợ tôi từng là diễn viên bale, nên tôi có nhiều dịp được xem biểu diễn khi tháp tùng cô ấy trong những lần đi xem các đoàn ba lê nước ngoài sang ta, hoặc xem trên truyền hình. Tôi bỗng nhận ra một điều như qui luật, nên có lần hỏi: – Xem mãi, thấy có… Read more →
Một lần đi vẽ cụ Hồ
doduc ( ghi theo lời kể của Họa Sĩ Phan Kế An) … Đã có tất cả 7 họa sĩ và nhà điêu khắc vẽ và nặn tượng cụ Hồ. Đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim( vẽ cụ ở Bắc bộ phủ) ngay sau cách mạng tháng Tám… Read more →
Một bữa ăn
doduc Hôm nay đi bệnh viện kiểm tra định kì. Sáng xếp sổ thử máu, chụp phổi, siêu âm ổ bụng tất tần tật hết buổi sáng, Xong việc thì đã mười một giờ rưỡi sáng. Phải xuống ngay nhà ăn bệnh viện dùng bữa trưa. Bệnh viện mùa Covit nên giữa bàn ăn ngăn đôi với người trước mặt… Read more →
Mẹ không có mặt
( Kính dâng hương hồn bà Phầu, mẹ Thái- bạn tôi) Doduc Mẹ không có mặt ở triển lãm này. Thằng Thái Con trai mẹ là bạn chăn trâu với tôi suốt tuổi thơ. Nó mặt vuông chữ điền , da trắng trẻo, khi nhập ngũ nó đã ra dáng là một thanh niên, vai rộng bụng thon sáu múi… Read more →
những gi còn nhớ
KỈ NIỆM VỀ THÀY Trần quốc Tiến doduc Năm 1966. Lần đầu tiên biết đến Trần Đăng Khoa là do thày , họa sĩ Trần Quốc Tiến người xứ Huế nói cho biết. Thày có bút danh Tấn Hoài khi làm thơ viết văn… Thậm chí thơ văn có phần trội hơn vẽ. Sau này thày dành toàn bộ quỹ… Read more →
Gía trị ngầm
Giá trị ngầm doduc Ngẫm đi ngẫm lại có lúc tưởng mình là ông chủ gia đinh hoành tráng. Hóa ra mình chả là cái gì cả. Có người đàn ông coi tiền là tất cả, khi nhìn đống tiền làm ra mua được cả chục cái ô tô, thì thấy mình bố tướng thế nào. Té ra đó chỉ… Read more →
Đĩa hoa cúng
Doduc Cách đây dăm chục năm, ở Hà Nôi, lễ tiết rằm mồng một thường chỉ một đĩa hoa cũng đặt trên bàn thờ. Ít khi thấy hoa quả rườm rà. Đĩa hoa cúng, bông hồng bao giờ cũng là vai trò chủ thể bởi sắc đỏ may mắn. Đó là loại hồng quế bản địa. Hồng này thân nhỏ… Read more →
Bệnh hoạn
doduc Nhớ lại sinh thời giáo sư Trần Quốc Vương kể trong một cuộc nói chuyện tại một trường Đại học với các sinh viên. Khi ông nêu những vấn đề của đất nước xem có ai có ý kiến gì không, thì tất cả yên lặng. Chờ để thời gian lắng xuống ông hỏi tiếp: : Giờ ai thích… Read more →
Đào phai
Đào phai doduc Ngày bé trước nhà tôi cũng có một cây đào. Nó chẳng phải được trồng, chắc là ai đó ăn rồi bỏ rơi hạt, cây đào mọc lên bên bờ dậu, chẳng ai để ý đến nó. Cho đến một ngày kia đào đơm hoa. Đó là giống đào phai năm cánh mỏng như tơ, sắc hồng… Read more →
Cây gạo
Doduc 1- Cây gạo trong tiềm thức rất nhiều người, nó như cột mốc trong lòng với quê hương.Hoa chủ yếu là sắc đỏ, nhưng cũng có cây cho hoa màu vàng thư ấm áp và sang trọng. Hoa gạo tiếng Hán là mộc miên, người Tây nguyên ta gọi là pơ-lang, người Nùng Xín Mần gọi là mạy riu,… Read more →
Sự hình thành của đất
Doduc Lần đầu tiên tôi đặt chân lên Nặm Cậy, thôn đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà tỉnh Lao Kai. Buổi chiều ong nắng. Mới dứt cơn mưa sáng, đường có quãng lầy thụt ngập nửa bánh xe. Liên xã không có đường rải nhựa. Phong trào xây dựng nông thôn mới mở ra, chính phủ cho vật… Read more →
Đất Bản Ngoại
doduc Phố Ba Giăng nằm trên trục đườnh 13A từ Thái Nguyên qua Đại Từ rồi vượt đèo Khế sang Tuyên Quang. Gọi là phố cho sang trọng chứ chỉ có mấy nhà bên dệ đường chỗ đó có con đường mòn nhỏ rẽ vào xóm Đồn. Gọi là phố vì ở đó có quán hàng. Một ông Nhâm mở… Read more →
chuyện mới biết
doduc Hơn chục năm trước, trong một lần trò chuyện với con gái út, mẹ tôi bảo: Mai này mẹ có chết, mời thày cúng thì đừng mời thằng D. đấy nhá. Nó là thằng thất đức, thầy bà gì nó! Sao mẹ nói thế, ông ấy tội tình gì. À, năm thằng ấy ở xuôi lên, dắt theo đứa… Read more →
chuyện đã qua
Doduc Nuôi ba đứa con thành người đã nhọc, lại còn đận chúng vào Đại học là cả một sự lo toan. Thời tôi, bố mẹ không biết chữ, nuôi con thả cỏ, tự vận động lấy. Đến cái lý lịch cũng tự mày mò làm. Tôi thi vào Đại học mĩ thuật cũng mất hai năm, dù chỉ là… Read more →
chơi chữ ngày xuân
Doduc 1 -Cách nay trên mười năm ( khoảng 2007- 2008) lác đác có mấy bác hoài cổ, vào trước tết âm lịch rải chiếu trên vỉa hè bờ tường Văn Miếu đường Quốc Tử Giám, Hà Nôi bày giấy điều viết thư pháp cho những ai còn thích chơi chữ trong ngày xuân… Và rồi từ đấy người ngồi… Read more →
chợ chữ
Doduc Văn Miếu mồng Hai tết 9 năm ngoái – 2019) Chợ chữ vào giờ cao điểm, ồn ào, chen lấn. Một anh chàng trạc 50 tuổi dừng lại lều chữ của một lão nho gia khăn xếp áo the, râu bạc. Hê lô xin cụ một chữ. Lão nho ngẩng mặt lên , mắt hấp háy qua cặp kính… Read more →