Thịt cuốc rau răm người Thái không ăn. Trong truyện cổ tích, người Thái lí giải chuyện họ không ăn thịt chim cuốc vì một lần bị giặc đuổi giết, họ náu mình sau bụi rau dăm. Bon giặc đến thì chim cuốc vụt bay lên. Thấy chim bay lên, lũ giặc cho rằng chỗ ấy không có người, nên… Read more →
Category: Tản mạn
Nhẩn nha với thày
( Để tặng thư gia Nguyễn Hữu Tuyển, thày dạy thời phổ thông) Doduc 1-Thế là 46 năm sau ngày rời trường phổ thông tôi lại gặp đươc thày. Lần này tôi gặp thày qua cuốn thư pháp. Là Thày rồi mà hôm nay trên 80 tuổi thày lại quay trở về làm học trò, để vui với cái thú… Read more →
Về hưu
Doduc 1 – Hai chữ về hưu ở ta là dành cho những người tham gia vào tổ chức chính quyền và những người lao động trong các xí nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Còn với mọi người dân, người lao động tự do làm thuê làm mướn thì không có khái niệm hưu. Họ làm việc… Read more →
Hai mươi ngày nữa tôi lại về núi
doduc 1 – Hai mươi ngày nữa tôi sẽ lại về núi. Chuyến này đi cùng nhóm thiện nguyện “Chung tay vì trẻ em vùng cao”, cắt băng khánh thành điểm trường thứ 5 tại một bản ở xã Phố Cáo, thuộc địa phận Đồng Văn, Hà Giang, một dự án thầm lặng của nhóm từ 2014 đến 2017, làm… Read more →
Buông
Doduc 1 – Buông. Câu chuyện này theo năm tháng tôi thấy xảy ra ở mỗi người mỗi khác, mỗi nơi mỗi khác Chuyện này chưa xưa lắm, chỉ non nưả thế kỉ mà khó có thể quên. Thời ấy là thời bao cấp. Thường vu Khu ủy là tương đương với cấp phó bỉ thu. Ông ấy thời tại… Read more →
Ván đã đóng thuyền
Doduc Thành ngữ Việt Nam có câu ván đã đóng thuyền, ý nói về việc đã rồi còn biết làm sao. Nông thôn xưa chuyện ép duyên xảy ra như cơm bữa .Người con gái bị ép gả được giải thích theo lối cột vào, nào là đã chót nhận trầu, thì phải cưới hỏi thôi. Thế là một lần… Read more →
Kỉ niệm một mùa thi
Doduc Câu chuyện này xưa cũ. Xưa cũ vì là câu chuyện của một người già, năm nay đã 73 tuổi kể về kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hệ 10 năm. Đó là khoá 1963-1964 của trường cấp 2-3 Đại Từ tỉnh Thái Nguyên khi ấy cả cấp 2 và ba chưa đến vài trăm trò. Cấp… Read more →
Một kỉ niệm thời làm báo
Doduc 1 – Năm 1970 tốt nghiệp trung cấp mĩ thuật, tôi được phân công về báo Việt Nam Độc Lập của Khu tự trị Việt Bắc làm hai việc: trình bày và sửa Mo-rat Đây cũng là nơi năm 1966 , Phó tổng biên tập đến nhà tôi xin tuyển về báo để đào tạo phóng viên nhưng không… Read more →
Làm nhà gỗ xoan- làm quan tiến sĩ
doduHôm rồi về quê, em con ông chú tôi phàn nàn, sắp tới cậu trưởng sẽ đập nhà này xây lại. Chú nói, mắt chớp chớp hướng lên nóc nhà- mình già rồi, bó tay với chúng nó. Tôi nhìn theo: trên thanh duỗi nóc nhà mấy dòng chữ Việt Nam dân chủ cộng hòa năm thứ…viết bằng chữ nho,… Read more →
Phải biết quý từng cây xanh
doduc Mấy hôm rồi nghe mấy cán bộ của Sở xây dựng Hà Nội phát biểu rằng thì là cây thời Pháp trồng không chăm sóc tốt nên xô lệch không ra hàng lối, rồi cây đã trăm năm già rồi đã đến lúc thay thế. Thành thật tôi quá ngạc nhiên về phát biểu đó. Không rõ các vị… Read more →
Giải cứu nồi đất
doduc 1 – Tôi lớn lên vào thời mà nông thôn còn một số nhà dùng nồi đất nấu cơm vì chưa sắm nổi nồi đồng. Nồi đất nấu cơm đun rơm cơm rất thơm ngon nhưng phải nhẹ chân nhẹ tay, va đập là vỡ như chơi! Lại nữa, nồi đất nấu cơm cũng hay bị nổ, do đất… Read more →
Sản phẩm phong trào
doduc Tết Đoan ngọ mồng năm tháng năm khi mùa mận, mùa vải bắt đầu. Mấy năm nay, mận hậu Bắc Hà đã tràn ngập ở những chợ xép Hà Nội. Năm nay mận còn về trước vải. Khi chợ đầy ắp hàng mận thì mới lác đác có những chùm vải chớm mã màu hồng xuất hiện. Trên mấy… Read more →
Của hiếm
doduc Sống một mình cả thời trai trẻ. Giờ về hưu rồi cũng vẫn một mình. Anh một mình từ lâu, từ lúc còn làm việc ở cơ quan nhà nước. Cả một thời dằng dặc trên ba mươi năm ấy, không thấy anh trò chuyện với ai bao giờ trừ giao tiếp công việc. Cũng như chẳng thấy ai… Read more →
Rõ như ban ngày
doduc 1 – Người ta nói, chỉ đi trong phố là nhìn thấy ngay khả năng quản lý đất nước của chính quyền. Nghe vậy, một người bạn đã từng qua Li-ông, một thành phố miền Nam nước Pháp từng thấy những con phố cổ, những con đường hẹp chỉ đủ hai xe máy tránh nhau, nền đường đá chẻ… Read more →
Mơ ước
Doduc 1 – Ở đời chắc ai cũng có mơ ước: nghèo thì mơ ước làm giàu, thoát nghèo. Trai trẻ mơ có người yêu đẹp, mơ học thành tài, ăn nên làm ra, mơ đi du ngoạn đó đây, mơ ra nước ngoài. Thế giới người ta nói đến giấc mơ Mỹ, và người láng giềng lớn của ta… Read more →
Tâm lý vọng ngoại
doduc 1 – Một bạn viết trên mạng xã hôi : “Có anh bạn, con gái tốt nghiệp ở nước ngoài, mang lá cờ Việt Nam, có người trên FB bảo con anh ấy tốt nghiệp ở nước ngoài mà “não chưa thông”, vì mang cờ đỏ. Có bà giáo viên người Hàn là học trò nhà mình. Bà bảo:… Read more →
Dối và kĩ
Doduc 1 – Một lần ngồi với nghệ nhân Đông Hồ, tôi đem bức tranh của các tiền bối làng in cách đây 50 năm, hàng xuất khẩu sang Cộng hòa dân chủ Đức để so sánh với tranh in hiện nay: Vẫn ván cũ, mà tranh giờ mỏng quẹt, màu nhờ nhờ không thắm không dày dặn như 50… Read more →
Tầm nhìn và phán quyết
doduc Tôi nhớ vào khoảng năm 1956 hay 1957 gì đó ở ta có xảy ra một cuộc tranh luận lớn về làm ăn kinh tế của hai nhóm khoa học, mà hồi đó tôi thấy người ta gọi là hai phái. Đó là phái cây chè và phái cây sắn. Phái cây chè do ông Bùi Công Trừng đứng… Read more →
Quản lý công viên
doduc Ta hãy bắt đầu bằng đinh nghĩa của “Bách khoa toàn thư mở” trên mạng Internet : “Công viên là khu vực được bảo vệ các nguồn thiên nhiên tự có hay trồng, một nơi vui chơi, giải trí đại chúng, các hoạt động văn hóa, hưởng thụ. Kiến trúc công viên gồm có: cây xanh, ghế ngồi nghỉ… Read more →
Văn hóa học đường
Văn hoá học đường Doduc Mới đây trên mạng xôn xao hình ảnh một thày hiệu phó trường đại học Hoa Sen ( Cần Thơ) mặc quần đùi ca-rô lên bục giảng và trong hội thảo. Nhiều lời bàn tán về sự khiếm nhã trong ăn mặc, nhiều lời bình nặng lời về sự buông tuồng phá vỡ sự nghiêm… Read more →
Câu chuyện đất đai
doduc 1 – Mới đây tôi quay lại Hoàng Su Phì. Một vùng non nước bao la, vẻ đẹp thiên nhiên ở đây biến đổi kì ảo như những thước phim sống động. Cảnh đẹp thơ mông đó khiến tôi bỗng nhớ lại câu nói của một giáo sư mĩ thuật người Đức bạn của họa sĩ Lê Huy Văn… Read more →
Không có muôn năm
Doduc Nói đến tuổi thọ, có lẽ người ta hay nhớ đến loài cây, nào cây Tùng nghìn năm ở Yên Tử, cây chò xanh ngàn năm rừng Cúc phương, rồi rặng duối buộc voi ở lăng Ngô Quyền Sơn Tây gốc to mấy người ôm thì lịch sử của duối cũng dài thườn thượt! Nhưng rồi đến lúc nào… Read more →
Nhận thức lại
doduc 1 – Đi buôn phải có vốn. Nhiều người xưa nay coi vốn là tiền. Đó là sự lầm lẫn lớn về nhận thức. Vốn đầu tiên là kiến thức thương trường, nắm được pháp luât , năng lực hàng hóa cạnh tranh và quan trọng nữa là hiểu các đối tác. Còn nhiều thứ nữa trong nội hàm… Read more →
Cảm ơn
Doduc Câu chuyện về hai từ “Cảm ơn” tôi nghe từ một sinh viên mĩ thuật tại Melbourne kể lạị trong một hội thảo bàn về mối quan hệ giữa con người với nhau… Một sinh viên Mĩ trong lần gặp gỡ trò chuyện với thổ dân Úc, thì được ông già cho biết: Trong ngôn ngữ của họ không… Read more →
Cảm ơn
Doduc Câu chuyện về hai từ “Cảm ơn” tôi nghe từ một sinh viên mĩ thuật tại Melboune kể lạị trong một hội thảo bàn về mối quan hệ giữa con người với nhau… Một sinh viên Mĩ trong lần gặp gỡ trò chuyện với thổ dân Úc, thì được ông già cho biết: Trong ngôn ngữ thổ dân không… Read more →
Hàng rong
Doduc 1 – Nói đến hàng rong thì người ta hiểu ngay là người bán hàng gánh hàng đi rong từ phố này qua phố nọ, thậm chí len lách vào các ngõ các hẻm. Đó là những người bán rau buổi sớm, gánh hàng phở hoặc bán bánh trôi chay hoặc bánh đa kê chẳng hạn, vừa đi vừa… Read more →
Chạnh lòng
doduc Một lần qua Sơn La vào sau tết, mùa ban nở, tôi bật lên ước vọng :”Nếu được làm chủ tịch tỉnh, việc đầu tiên tôi sẽ cho trồng trên đường trục chính thành phố và lấy tên là đường Hoa Ban”. Có cảm xúc ấy vì hoa ban tháng Ba đẹp vô ngần. Trong nắng xuân xuyên qua,… Read more →
Nghề đánh giậm
( bài viết từ năm 2010) Đánh giậm có thể coi là nghề đứng sau chót trong mọi nghề: săn bắt tôm tép dưới nước. Một cái nghề sống dán một nửa vào thiên nhiên, chịu sự may rủi chi phối Đánh giậm, cái nghề khốn khổ luôn ngâm nửa người trong nước, đến độ ghét bỏ muốn rủa xả… Read more →
Kinh tế vỉa hè
dongngan Một lần vào chơi với bạn ở phố Hàng Quạt, anh bạn giới thiệu luôn món miến ngan Lương Văn Can, anh bảo muốn ăn phải đi sớm,chứ khoảng 7h30 là hết nhẵn. Bí thư Hà Nội: Lập lại trật tự vỉa hè phải kiên trì, nhẫn nại, không được nản chí Lãnh đạo phường phải chịu trách nhiệm… Read more →
Dịch chuyển văn hóa
doduc 1 – Miền núi, người buôn bán mới chường mặt ra phố, còn sau lưng phố xá vẫn là lối sống làng bản. Cuộc sống đạm bạc của họ gắn bó với nhau giống như những người dân trong các làng đồng bằng Bắc Bộ, nghĩa là sớm lửa tối đèn có nhau. Chục năm trước đây tôi đã… Read more →
Từ một câu ca dao
DODUC Đang lan man trên mạng, chợt gặp câu hát khá phồn thực trong lễ hội Trò trám ‘Ước gì em hóa ra trâu/Anh hóa ra chạc xỏ nhau cả ngày’ thì một bạn tận bên Mỹ hỏi tôi: ‘Chạc là cái gì vậy anh?’. Câu hỏi lôi tuột tôi về quá khứ. Đó là những ngày tuổi thanh niên… Read more →
Từ một thành ngữ
doduc 1 – Tôi từng nghe câu thành ngữ: “ Dâu dữ mất họ/ chó dữ mất hàng xóm”. Nhiều người đinh ninh là đúng, vì nhà có cô con dâu dữ dằn thì mất dần họ hàng, có lý quá. Nhưng rồi một hôm ngồi cùng lão nông trong làng, ông bảo câu thành ngữ đó sai, sai lắm.… Read more →
Làm từ thiện
doduc Mấy tháng trước đây, một câu hỏi của Tạ Bích Loan trên truyền hình làm dậy sóng trên mạng xã hội . Câu hỏi thế này: “ Bạn làm từ thiện với mục đích gì?”. Các trang mạng ném đá tới tấp…Hầu như không có ý kiến nào ủng hộ cô Loan, coi đó là câu hỏi có ý… Read more →
Maphia
dongngan Có một lần trên truyền hình chiếu bộ phim về lịch sử ma phia của Mĩ. Có thể tóm tắt đơn giản như thế này: Ngài X đến kinh doanh ở thành phố nọ, hàng năm ngài ấy bỏ ra một khoản tiền biếu nhà chức trách địa phương để “ mua sự an toàn”, nếu có gì rắc… Read more →
Lại chuyện trên núi
doduc Ông Chu Bá Nam, người mà mấy chục năm trước đã để mắt đến cây hương nhu đầy rẫy trên cao nguyên Đồng Văn thành công dân Đà Lạt từ lâu rồi. Ông viết văn, và thêm quán cà phê. Ông cũng quên luôn cái công trình nghiên cứu chiết xuất tinh dầu hương nhu từ lâu. Ông tu… Read more →
Về quê ăn tết
doduc Đã gần hết tháng giêng xuân mà trời vẫn lặng tờ. Thỉnh thoảng cơn giá lạnh kéo về vài ngày rồi trời lại nóng bừng như chưa tan men rượu. Không khí khô và ngái do cái nắng hanh chà xát lên có cây héo úa cuối mùa đông toát ra vì thiếu những giọt mưa phùn và gió… Read more →
không biết Valentin
Không biết Valentin Tôi không hề biết Va lentin Cho đến khi về Hà Nội Hà nội cái gì cũng ngon vượt trội Lại có thêm ngày Valentin Nghĩ thương cây lúa đồng chiêm Mùa này gồng mình trong rét Chưa bao giờ biết từ xứ tuyết Trai gái lại có ngày Valentin Đồng quê chỉ biết làm với ăn… Read more →
Chọi trâu và văn hóa
doduc Chưa hết tết, một người bạn đã nhắn tôi: Mồng Tám đichơi tỉnh P. Lý do: Xuất hành đầu xuân và đánh chén thịt trâu. Năm nay ở đó mở hội chọi trâu, có món thịt trâu chọi bạn ông trên đó khoản đãi, ta lên đánh chén thôi. Tôi thở dài, nể bạn, chứ ngày tết cỗ bàn… Read more →
Đất và nước
1- Đất và nước có những khả năng rất lạ Trời nắng lửa, nóng hun mặt đất , nhưng khoét sâu xuống đất thì thấy đất mát Mặt nước nóng ran nhưng chuồi sâu xuống vài mươi phân lại thấy nước mát lạnh. Bánh chưng luộc nóng vớt ra, buộc dây thả xuông giếng thơi ba tháng vớt lên vẫn… Read more →
Bến siêu nhân
dongngan Bến tắm hồ Tây phía Quảng An Đây là bến của những siêu nhân. Sao lại là siêu nhân thì hãy nghe kể tiếp Từ sớm tinh mơ những siêu nhân đã lục tục kéo đến bến tắm Họ đi bằng nhiều phương tiện Xe ô tô 4 chỗ Xe thương binh Xe máy đủ dạng phân khối Và… Read more →
Năm gà tết Dậu
Doduc Năm nay Đinh Dậu là năm con gà. Con gà đứng thứ mười trong hàng 12 con giáp, nhưng gà lại được ưa chuộng nhất, được nói đến nhiều nhất. Là con vật linh trong đời sống dân ta. Trong đời sống xã hôi, Gà là con gia cầm được dùng làm vật dâng cúng thần linh song hành… Read more →
Nghề đánh giậm
( bài viết từ năm 2010) Đánh giậm có thể coi là nghề đứng sau chót trong mọi nghề: săn bắt tôm tép dưới nước. Một cái nghề sống dán một nửa vào thiên nhiên, chịu sự may rủi chi phối Đánh giậm, cái nghề khốn khổ luôn ngâm nửa người trong nước, đến độ ghét bỏ muốn rủa xả… Read more →
Thưởng tết
( nghe chữ thưởng, cứ như tiền trên trời rơi xuống, ai lại đi hóng tiền của mình như là được đứa khác ban ơn cho thế nhỉ?) doduc Tôi chẳng nhớ đời làm cán bộ của mình được nhận “ thưởng tết” từ năm nào, và số tiền bao nhiêu. Nhưng nhớ thưởng tết mới chỉ có từ khi… Read more →
Nỗi buồn thế sự
dongngan Nhớ ngày xưa học Sử. Triều đại nào cũng vậy, khi chiến tranh giữ nước thắng lợi thì sau đó cũng có một loạt công thần tách đàn, hoặc bỏ về quê hoặc bị trừng phạt, bị vu tội nghịch thần phản quốc. Từ nhà Tiền Lê, công thần số một Nguyễn trãi cũng không qua cửa ải vong… Read more →
Bộ lông lồn của người thiếp yêu
dongngan Chuyện rằng chúa Nguyễn có người thiếp yêu, Tên là gì không rõ, nhưng có bộ lông lồn dài quá gối. Nhà chúa yêu lắm, đi đâu cũng rước theo, kể cả khi xông pha trận mạc. Đánh trận mà một tay cầm gươm, một tay giữ lồn . Mỗi lần vuốt như thế đường gươm chính xác lạ… Read more →
Miếng ngon
TP – Bữa cơm chiều nay thịt ngan nướng, canh khoai hầm xương, bí non xào lòng và mấy món nhẹ bổ trợ nữa. Cả mâm chỉ hai đứa cháu đang tuổi lớn ăn hào hứng, còn tôi là người ăn uể oải nhất. Uể oải vì đang ốm nhưng cũng có phần nữa là lâu nay ăn không thấy… Read more →
Thân phận đào
doduc Lại sắp tết rồi. Năm nay nóng đến tận mùa đông. Vài ngày rét đi thoáng qua như khách thăm vội, còn lại là những ngày oi nồng , nên hoa đào nở sớm. Có người lo rồi tết sẽ không có đào, tết đào sẽ đắt. Tôi ở làng đào Nhật Tân mấy chục năm lẻ. Đúng là… Read more →
Bài thơ đầu năm
dongngan Ngày qua , khuất sau lưng Đó là thời gian không lấy lại được Từng phút, thời gian phủ nhận ta Từng phút tình yêu rời xa ta Ta bước vào mênh mang vô tận May còn cây bút vẽ và những con chữ Chưa rời xa ta Gấu thân yêu, giờ ở đâu Đó là tình yêu cuối… Read more →
chuyện vui và buồn
Truyện ngắn dongngan – Vừa đi tắm biển về à, có gì vui không ông? – Có một chuyện vui và một chuyện buồn . – Vui là gì? – Cứu được một người suýt chết đuối – Ai đấy – Thày mình, ông ấy là giáo sư bơi – Giáo sư bơi , sao lại suýt chết đuối –… Read more →
Con vật ở nước Nam Ô
Dong ngan Nước ấy trên rừng có loài lửng lợn. Giống này luôn béo núc ních. Thức ăn của nó là mối. Lửng được xếp vào loại tham ăn tục uống! Đào được tổ mối nó thè cái lưỡi dài như một sợi dây, khoen một nhát là vén vào mồm cả vài trăm con mối. Béo tốt ngời ngời… Read more →
Lên xứ hoa đào
Doduc Cách đây hai năm, 2014, tôi quay lại Đồng Văn. Lần này là lần thứ mười mấy rồi không nhớ nữa. * * * Lần đầu tôi lên Đồng Văn cách đây trên 40 năm, nhưng chỉ lần này mới đúng vào mùa hoa đào, ngày 21 tháng giêng sau tết âm lịch. Chuyến này đi cùng báo Thể… Read more →
Bản sắc văn hóa
doduc Người Giáy có tục lệ, thành viên trong nhà đi đâu xa về cũng đều được cũng vía. Họ cho rằng đi xa nhà lâu, hồn vía dễ thất lạc, cúng gọi vía về để tránh ốm đau bệnh tật. Lễ cúng đơn giản vài thứ đồ chay hoa quả là xong. Người Giáy ở núi nên ngọn lửa… Read more →
Về quê giỗ bố
dongngan Mới rồi tôi về quê giỗ bố, một cái giỗ thường, vì Ông mất đã trên 40 năm, trên bốn mươi lần giỗ. Trừ giỗ đầu và giỗ hết mời họ hàng làng nước ra, các giỗ thường cũng hàng chục mâm, con cháu biết cầm đũa đều đến đủ cả. Khi còn mẹ, những ngày giỗ bố mẹ… Read more →
Chị Dung
(Nhớ một thời tao loạn) dongngan Lúc ấy trường Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc sơ tán vào Khe Mo cách thị xã Thái Nguyên trên mười cây số, phía Linh Nham.Cái tên Khe Mo chẳng có ý nghĩa gì lắm vì đó chỉ là khu ruộng trũng vài thửa lọt thỏm vào bốn bên rừng Chị Dung, một cán… Read more →
Chuyện xưa không cũ
doduc Ngày bé tôi thấy có một người trong xóm vay mẹ tôi hai đồng để làm vốn buôn cá giống. Cái thời tiêu tiền xu, hai đồng to lắm. Ông mua cá bột cách đó 15 cây số, gánh vã một năm thì mua nổi xe đạp. Và sau một năm nữa thì ông có tiền mướn ba bốn… Read more →
Chuyện trên đường
Truyện ngắn Dong ngan Chuyện xảy ra trên đường Hùng Vương Thằng lớn to béo, đội mũ vải, đi giày vải, đi quày quả. Thằng bé đầu trần chân đất lẽo đẽo theo sát sau, dáng đi cam chịu. Thằng lớn thỉnh thoảng lại bước chân ngáng đường, làm thằng bé có lúc mất thăng bằng ngã dúi dụi. Nhưng… Read more →
Chuyện xưa như Diễm
Chuyện xưa như Diễm doduc 1 – Từ lâu nay vào một số khách sạn gặp người ta hay gặp những đôi dép để đi trong nhà bị chặt cụt mõm. Khách sạn đã cắt phăng mõm những đôi dép nhựa mới trong phòng nghỉ. Như một hội chứng bệnh tật, việc này tràn lan từ Bắc vào nam, vào… Read more →
Khi trẻ con vẽ
doduc Tôi có một anh bạn là nhiếp ảnh. Một hôm anh cầm xấp tranh vẽ của con cho tôi xem, bảo: bạn bè xem thằng này có dấu hiệu thiên tài. Anh nói nước đôi và thăm dò phản ứng của tôi xem tôi nghĩ gì. Tôi bảo : bé mà vẽ đã gò phải giống, nghĩa là cố… Read more →
Gốm Nhật
Dong ngan Giống như Việt Nam, Nhật cũng có khá nhiều dòng gốm. Theo như giới thiệu thì có đến 6 vùng với sự ra đời sớm muộn khác nhau, Sớm nhất có lẽ là gốm Bizen, khởi đầu từ năm 974 với sản phẩm bình hoa, lọ…sau đó là gốm Seto và Mino ( 1186), Arita và Karatsu,Ha gi… Read more →
Xem gốm Nhật
Dong ngan Mới đây, Bảo tàng Mĩ thuật có một trưng bày nho nhỏ về mấy dòng gốm của Nhật, chắc chưa đủ nói lên tất cả, lại còn thêm sự lựa chọn của họ muốn cho cuộc phô bày phong phú nên hướng đến cái đa dạng từ tạo dáng đến các gam màu sắc…Tôi chắc thực tế thì… Read more →
Hỏi hay vâng lời?
doduc 1 – Có một nền giáo dục lấy “hỏi” làm khai tâm. Lại có một nền giáo dục lấy “vâng lời”làm khai tâm. Hai nền giáo dục sẽ tạo ra hai thế hệ, một là luôn tìm hiểu mọi việc đến nơi đến chốn, hoặc là chỉ cần vâng lời là đủ. Và như thế nó sẽ tạo ra… Read more →
Nhớ Quê Choa
Dongngan Hôm nay ngồi chớ Quê Choa một thời đông đúc vào ra rộn ràng Quê Choa anh gắn với nàng Dập dìu hò hẹn đi ngang về lùi Dong chơi chụp ảnh thôi rồi Trèo lên đến tận cổng trời vui sao Nào văn Tuyết Hạnh Nào ảnh Phan Chi Rồi Văn Thành Nhân Rồi chàng Cá Gỗ Rồi… Read more →
Làm từ thiện dễ mà khó
Doduc Cách đây chừng 30 năm, trong lúc vợ con đói vàng mắt,nên phải tính đường kiếm sống, tôi nghĩ ra việc làm bưu thiếp. Không ngờ hàng làm ra không bao giờ đủ bán, lúc ấy những mẫu bưu thiếp tôi tạo ra như cái máy in tiền. Bạn bè có người gợi ý tôi lập công ty nhưng… Read more →
Chuyện buồn
doduc Đã ba năm rồi, từ cái đận cùng báo Thể thao văn hóa đi làm từ thiện ở Đồng Văn năm 2013, Cao nguyên đá Hà Giang. Kết thúc dự án đó , tôi lại tư vấn cho một nhóm từ thiện bên bộ Văn hóa xây lớp mẫu giáo cho Xảo Há ở Vần Chải quê hương anh… Read more →
Khóc ông ngoại tôi
dongngan Ông là người hiền hậu. Ngày xưa có chụyện thày Tôn Qủa đi đường gặp con kiến cũng để mắt tránh không dẫm chân lên nó; Ông Vịnh, bố vợ tôi thuộc diện người như vậy. Ông rời giảng đường 40 năm rồi Là cựu sinh viên trường Bưởi, tuổi trẻ ông được học hành đầy đủ, tiếng Pháp… Read more →
Thương rừng
doduc Năm nay mưa lụt lu bù, trong đó miền Trung bị nặng nhất. Tội trạng được quy cho thủy điện. Kể cũng chẳng oan chút nào. Với rẻo đất bề rộng có chỗ chỉ 50 ki lô mét mà một dòng sông cắt khúc đến mấy cái thủy điện. Câu chuyện thủy điện phát triển ồn ào trong thập… Read more →
Cơn mưa trái vụ
( Bài viết từ 5 năm trước mà còn nóng hổi / sự thối nát đang bày trước của ngõ các quan chức) doduc 1- Trận gió mùa vô duyên và cái lạnh tàn bạo vào ngày cuối năm này chẳng báo điềm gì tốt lành cả. nó lại cứ rấm ra rấm rứt rồi lại còn cặp kè với… Read more →
Học theo thiên nhiên
doduc Con người ta sống có thời có đoạn, lúc khỏe lúc yếu, giống như ” Sông có khúc/ người có lúc”. Đúng là chẳng ai có cuộc đời từ khi sinh ra rồi đến khi về với tổ tiên thẳng tưng như cây thước kẻ, mà nó zích zắc lắm đoạn, chẳng ai có thể nghĩ trước ra được… Read more →
Thời gian và nhận thức
doduc Hồi còn bé mình nhìn cái gì cũng thấy to. Đi chơi cùng bố, thấy bố cao lớn vững chãi như tảng đá, nhưng thực ra ông cao chưa tới mét sáu, nặng chưa quá 50 kg. Cái cây cọ trước nhà giờ vẫn còn, gốc chỉ để buộc trâu . Nó bé lủn củn , trên cao còn… Read more →
Trách ai?
doduc Một người bạn tôi, anh Đỗ Thiện viết: “Nói đến Hà Nội, chắc ai cũng phải biết tới Hồ Gươm, và cùng với nó là Tháp rùa – như một phần không thể thiếu tưởng như từ ngàn xưa. Ít ai biết rằng ngọn tháp cổ kính này được cho là mang tâm hồn lẫn khí thiêng của người… Read more →
Kiếm sống
doduc Khoảng giữa nhưng năm tám mươi, nhà nước đột ngột bỏ bao cấp. Đó là thời ông Tố Hữu làm phó thủ tướng tiền lạm phát mất giá từng ngày. Bảo là đột ngột nghe cho văn vẻ thôi chú lúc ấy ngân khố rỗng tuếch, muốn bao cũng chẳng có sức mà bao, nên nhà nước đành buông.… Read more →
chuyện xấu xí
doduc Một lần ngồi trò chuyên với chị dâu trên phố, nhắc về trong quê, chị bảo, người nhà quê lạ lắm, chỉ có chuyện hiếu, xa xôi cách trở thế nào cũng cố có mặt. Có lẽ do đến với người chết dễ hơn với người sống! Còn nhiều chuyện khác thì chán lắm chú ơi… Chị bảo, dù… Read more →
Niềm tin
Doduc Dăm bảy năm trước tôi đi núi đều. Những tấm ảnh tôi chụp ven đường cảnh các cháu thiếu quần áo vào mùa lạnh đánh thức cộng đồng mạng. Rồi những chuyến đi sau tôi mang quần áo cũ nhưng còn lành lặn cùng những gói quà bánh, gọi là chia sẻ chút tình cảm với những người dân… Read more →
Khoảng trống
( bài viết năm 2012- sau chuyến đi với hội Quê Choa) 1- Tôi lên Đồng Văn lần đầu vào tháng 9 năm 1973. Những năm ấy Ủy ban huyện đóng ở Phó Bảng. Dưới lòng thung bên đường vào phố huyện có trại nhân giống su hào, cái bắp. Ở nơi có độ lạnh thứ nhì cao nguyên này(*)… Read more →
Liêu trai thời hiện đại
dongngan Hôm qua được nghe một chuyện rùng mình của một anh bạn vong niên. Anh kể cho nghe câu chuyện xảy ra đã lâu đến nửa thế kỉ Bạn anh ấy có thằng con trai đẹp như tranh. Vào tuổi trưởng thành, thằng bé quen một cô gái và rồi hai đứa yêu nhau. Thời gian trôi đi, rồi… Read more →
Hồ Tây cá chết
dongngan Năm 1960, nước hồ Tây vốc lên uống được. Năm 1970 nước vẫn còn sạch Năm 1990 bắt đầu ô nhiễm nhưng chưa đáng kể gì, Lúc ấy hồ mênh mông, cỏ lan xuống mặt hồ Năn 2000 tôi lên Nhật Tân Năm ấy cũng là năm người ta lấp một phần phía Bắc mặt hồ làm công viên… Read more →
Tuấn ” lịch sự”
Dongngan Năm 1988 lần thứ hai vào Sài Gòn công tác, họa sĩ Nguyễn Trọng Tường là bạn thời Đại học rủ tôi đến chơi nhà một người bạn của anh cùng quê Nam Định. Tường bảo đến nhà Tuấn ‘ lịch sự” chơi đi. Hỏi sao gọi thế thì anh bảo, đến khắc biết. Tuấn nhỉnh hơn tôi vài… Read more →
Họa sĩ Văn Giaó với tranh màu bột
doduc Tôi còn nhớ vào những năm sáu mươi thế kỉ trước, chào mừng Đại hội văn nghệ toàn quốc , trang cuối cùng của tờ văn nghệ Hội Nhà văn, họa sĩ Nguyễn Bích có chùm tranh vui vẽ các gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu, trong đó có hình ảnh họa sĩ Văn Giaó, đầu đội mũ… Read more →
Anh hùng
Anh hùng doduc Khoảng năm 1966, đạo diễn Liên xô Tchukhrai làm phim “ bài ca người lính”. Hình ảnh đầu tiên trong phim là 4 chiếc xe tăng Đức đưổi theo một anh lính hồng quân. Anh chạy cuống cuồng để tránh bị xích xe tăng nghiền nát. Trong tình thế kinh hoàng đó, người lính bỗng phát hiện… Read more →
Quê và phố
Dongngan Mới hôm nào nồm Nam phe phẩy, hơi nước đặc quánh không gian hắt vào cửa kính như phun như tát. Hơi nước ngấm vào vạn vật, cọ vào chỗ nào cũng ra ghét, mọi thứ sũng ra. Đó là những ngày đầu mùa Xuân! Thế mà hôm nay đã nghe tin cơn gió mùa Đông bắc đầu tiên… Read more →
Mặc định (2)
(tiếp theo) doduc Tôi có một đời công chức sống trong mặc định. Kỉ niệm vững bền nhất là ngày quốc tế lao động. Chỉ là một công chức, một đoàn viên công đoàn mà tôi luôn hãnh diện mình là người của giai cấp công nhân, gia cấp cần lao và luôn hướng về sống gương mẫu. Mả mẹ… Read more →
Mặc định (1)
( nhiều kì) doduc Sống đến gần trăm tuổi rồi, tôi đồ rằng trên đời này, chẳng có cái gì mới mà con người ta lại phát hiện ra, mà mọi thứ nó vốn có sẵn, chỉ khi cần thì người ta gọi nó ra , thế thôi. Nhận ra thế là do lần đầu cơ quan tôi có cái… Read more →
Cầu quán
doduc Chắc hẳn trong lớp người già, nhiều người còn nhớ những cánh đồng của làng quê Bắc bộ cách đây trên nửa thế kỉ có những ngôi nhà nhỏ đứng chơ vơ giữa đồng không mông quạnh không? Đó là cầu quán, một điểm nhấn trên cánh đồng làng xưa. Những ngày hè, đồng xa trong ngút ngàn nắng… Read more →
Mùa thu trong tay
doduc Mới cuối hạ mà có bạn đã réo rắt hỏi tôi sắp có trám đen chưa. Chẳng là bạn cứ ấn tượng mãi về câu chuyện trái trám đen tôi viết từ mấy năm trước, rằng khi tiết trời oi nồng, bước ra khỏi chợ, tay cầm túi trám đen tôi cảm thấy đang có mùa thu trên tay,… Read more →
Bờ dậu
doduc 1 – Sinh thời nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần cười nói với tôi “ dân lúa nước” là chữ của tớ đấy nhá. Vâng đúng thế. Lần khác ngồi trò chuyện với nhà Dân tộc học Chu Thái Sơn , tôi lại biết thêm thuật ngữ “ thổ canh hốc đá”.Theo ông đó là lối canh… Read more →
Giấc mơ núi
Doduc Ngày ấy cánh rừng già dưới chân Tam đảo chạy qua xã tôi, cái xã miền rừng có tên là xã Vinh Hòa ấy đồng đất ít, bốn bên màu xanh bủa vây. Mùa hè thì mát, mùa đông thì lạnh hơn ngày nay. Thích nhất con suối Tàu Bay nước lúc nào cũng xanh nhìn thấy đáy. Đàn… Read more →
Có nên nuôi mãi hận thù?
Tha thứ 1 – Chuyện của tôi Thời kháng Pháp Năm tôi 10 tuổi, lúc chiến dịch Điện Biên sắp kết thúc, đi chăn trâu giữa đồng không mông quạnh, tôi bị một máy bay khu trục của Pháp trên đường từ Tuyên quang bay về, sà xuống đuổi theo và xả một băng đum đum. Con trâu lồng lên,… Read more →
Mơ bao giờ cũng đẹp!
doduc Đời mình có mấy lần mơ. 1 – Lần đầu là mơ trên trang vở học trò, mơ theo người khác. Nói chính xác là mơ theo ông lão trong bài thơ Tố Hữu mà câu kết thật hào sảng. Đó là “ Và mìm cười khoan khoái/ Lão ngồi mơ nước Nga”. Lúc ấy là đi một chiều,… Read more →
Mọi con đường đều dẫn đến Rô Ma
Doduc Câu nói “ mọi con đường đều dẫn đến Rô Ma” có lẽ nhiều người biết. Hiểu đơn giản nghĩa là đến Roma có nhiều con đường. Cũng có nghĩa là xây dựng đời sống tốt đẹp cho một xã hôi cũng có nhiều cách chứ không thể chỉ có một con đường, không phải chỉ có một cách.… Read more →
Sớm hồ Tây
Doduc Sớm nay trên mặt hồ Tây Mịt mùng sương tỏa lớp dày lớp vơi Thoảng nghe một tiếng chim trời Ngỡ mình đang mộng ở nơi non ngàn Nắng lên một thoáng sương tan Chỉ còn ánh bạccắt ngang mặt hồ Lăn tăn sóng nhỏ xô bờ Vu vơ cơn gió thẫn thờ lòng ai Cành đào còn ướt… Read more →
Về quê Nam Cao
Doduc Đang là cuối xuân, lúa xuân ngoi mạnh sau tiếng sấm và mấy cơn mưa rào dù mới chỉ là mưa sọt xẹt. Đồng ruộng Lý Nhân Hà Nam không thẳng cánh cò bay nhưng khá rộng dài. Tôi đi trong sóng lúa dập dìu mắt đáo theo những đàn én sà sát mặt lúa, bắt những con bọ… Read more →
Canh nông thôn
doduc Ông bác trên quê vừa xuống chơi mấy ngày. Ông là chủ tịch hội cựu chiến binh của huyện, mới về nghỉ nên có thời gian rong chơi đó đây. Thăm thú vài nơi, kêu ăn cái gì cũng chán, nói muốn ăn một bát canh tập tàng nấu tôm, chả biết có không. Tôi cười bảo: Tưởng bác… Read more →
Chia sẻ
Chia sẻ doduc Sáng nay đi quán báo, tranh thủ dấn lên cửa hàng bánh mì mua chiếc bánh mới ra lò. Trời mưa bụi dày, đạp mấy cây số đầu trần nên tóc ướt nhỏ giọt. Xế hàng bánh ông bạn già đang ngồi rung đùi bên bàn trà ngó sang , thấy tôi ướt lút thút, ông nói… Read more →
Tìm đường
DODUC 1 – Ngày bé, có việc đi xa, tôi lúng túng vì không biết đường xá thế nào thì nghe bố bảo: Đường ở mồm ấy, cứ hỏi Khắc ra hết. Theo lời bố, đường ở mồm theo suốt cả cuộc đời. Đi đâu cũng phải hỏi han mới không bị lạc Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ… Read more →
Tháng Ba nỗi nhớ
doduc Trong một năm, với tôi, tháng Ba là tháng để lại nhiều nỗi nhớ nhất. Tháng Ba, những cây bằng lăng tưởng như chết tròng (*)giơ những cành xương xẩu huơ lên trời với những trái khô giống xác tổ bọ ngựa, ấy là chỉ còn ít ngày nữa là những mắt mầm sẽ trỗi dậy phun lá lộc… Read more →
Phát dã như lôi
Truyện thế sự. dongngan Thằng bạn tôi sinh năm 1945 Nó bị nhiễm cái dối trá xứ lừa từ khi rời trường phổ thông. Cái xứ mình, cái gì cũng dại toàn vào phút chót Thấy số 5 cuối, chỉ khóa tí chỗ hở thì thành số 6. Số 6, số 5 đều là con số, nhưng số 6 trẻ… Read more →
Làm người, làm nghề
doduc Một người ra đi luôn để lại một khoảng trống sau đó: trong gia đình, trong bạn bè và xã hội, nếu là nhà hoạt động xã hội thì khoảng trống vắng đó càng lớn. Cũng phải thời gian vài năm, nỗi trống trải ấy mới được lấp đầy. Giaó sư Hà Văn Cầu, người nghiên cứu chèo số… Read more →
Tệ hại của thói quen
dongngan Chúng ta từ lâu quen với những giá trị nhận được từ trong giáo khoa, quen chấp nhận những giá trị được thừa nhận mẫu mực, tất cả đóng khuôn trong đầu từ thuở học đường. Rồi sau này ra công tác, tinh thần “quán triệt” ý kiến rồi cả “ kiên định” với ý kiến cấp trên cũng… Read more →
Cây đa giữa đồng
Doduc 1 – Mỗi lần nhớ tới họa sĩ Trần Nguyên Đán là tôi lại liên tưởng đến cây đa. Một cây đã giữa đồng, một cây đa ở xóm Chùa, xóm Quẵng, cây đa đôi ở Phú Xuyên, hay cây đa Thùng Rượu ở Suối Cát nào đấy trên đất Đại Từ quê tôi. Ông là cây đa to… Read more →
Thói quen đổ lỗi
doduc 1 – Một bạn viết: “Đứa trẻ còn nhỏ khi nó đi không cẩn thận bị vấp ngã, thay vì nói: con phải nhìn đường chứ và lần sau phải cẩn thận hơn… thì lại bảo: Đánh chừa đất này, đất không có mắt, không biết tránh cu Bi này…” Đứa trẻ thấy có chỗ chịu lỗi làm nó… Read more →