Category: Tản mạn

Bài thơ 60 năm trước

BÀI THƠ 60 NĂM TRƯỚC. Dongngan Tự nhiên trong dòng kí ức hôm nay, nhớ lại bài thơ của cố nhà thơ Lê Đạt viết vào thời gian trước cải cách ruộng đất, năm 56, hay 57 gì đó. Không nhớ tên bài, nhưng toàn bài thì thuộc cả: Thơ Lê Đat Sáng hôm nay hoa nở Ba lần chim… Read more →

Chuyện đã qua

Doduc Nuôi ba con thành người đã nhọc, lại còn đận chúng vào Đại học là cả một sự lo toan. Thời tôi, bố mẹ không biết chữ, nuôi con thả cỏ, tự vận động lấy. Đến lúc đi học trường chuyên nghiệp, cái lý lịch cũng tự mày mò làm. Tôi thi vào Đại học mĩ thuật cũng phải… Read more →

Bia đá sử vàng hay nghĩa địa hư danh

dongngan “Chữ trinh còn một chút này…”- Kim Vân Kiều Năm trước có dịp vào Huế, đi vãng cảnh một số chùa mới xây, gặp những vườn cây mới trồng , mỗi gốc cây có một tấm biển ghi tên giám này đốc nọ trồng ngày này ngày nọ. Thì ra các giám đốc mới lên đã muốn lưu danh… Read more →

Về quê đi hội

Tôi có một thói quen, mỗi lần về quê đi hội đều rẽ trước ra nghĩa trang thắp hương cắm hoa cho người thân rồi mới vào làng. Cứ nghĩ những hội trước, tết trước còn cùng nhau mà bây giờ âm dương khuất mặt lại thấy thương nhớ cho người nằm xuống. Ra thắp một nén nhang, đặt một… Read more →

Ngộ độc

Nói đến ngộ độc, người ta nghĩ nghĩ ngay ăn phải cái gì độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng con ngừoi. Nghĩ thế không sai, nhưng nghĩ thế thì đơn giản quá. Đâu chỉ có ăn mới ngộ độc. Sống ở trên đời có rất nhiều cái để người ta bị nhiễm độc dẫn đến ngộ đọc làm… Read more →

Bài phát biểu cắt băng khánh thành lớp mẫu giáo thứ Tám ở Mèo Vạc

(Tại lễ cắt băng khánh thành lớp học mẫu giáo ở bản Sà Lủng ( 12/1/2019) Thưa các đại biểu chính quyền địa phương Sà Lủng cùng các thầy cô giáo Thưa các nhà tài trợ cho chương trình “Chung tay vì trẻ em vùng cao” có mặt tại đây Hôm nay tôi được vinh dự ủy thác thay mặt… Read more →

Anh Văn

Dongngan Tôi từng nghe bố kể Hai lần anh Văn qua nhà Cùng đoàn cán bộ. Lần ấy, nhà thịt gà Mẹ bưng gửi lên một bát Vì các ông ăn chỉ canh khoai lang Rắc xuống vài hạt muối Người cần vụ nhận bát thịt gà rang Nhập vào mâm cơm đạm bạc Nhưng xong bữa, vẫn còn nguyên… Read more →

Sổ hưu

Mọi người cứ tưởng cái sổ hưu là sáng chế đặc biệt của chính quyền cơ. Ngày xưa sổ gạo, bây giờ sổ hưu hay mang ra dọa nhau. Vậy ngoài giới công chức vài triệu sống bằng sổ hưu, còn chán vạn dân ta không sổ hưu sao vẫn sống. Với viên chức nhà nước ăn lương thì cái… Read more →

Chạy!

CHẠY Trời Hà Nội mấy hôm nay mưa sụt sùi. Chú em tôi ngồi ngắm mưa qua cửa sổ mà lòng không yên bởi thằng con đang vào đận thi chuyển cấp. Phải biết binh tình điểm thi để còn chạy trường. Tôi hỏi một câu trên trời “Vào trường cũng phải chạy sao”. Chú không quay lại, mắt vẫn… Read more →

Nhớ

Nhớ em anh ngóng về phương Bắc Mây biếc đèo cao núi chập chờn Em là mộng tưởng hay là thật Hay chỉ là nắng quái của chiều hôm Sông Hồng ơi sông Hồng thương nhớ Chảy lững lờ có sóng cuộn đáy sông Đã bao lần đứng nhìn theo dòng nước Nỗi nhớ thả theo, đã hóa thành dòng!… Read more →

Đầu thú

dongngan
Vụ Phỉ Đồng Văn năm 1957 nổi lên và cuối cùng lực lượng chống đối đã thua. Cha con trùm đầu lĩnh Vàng Vạn Ly dắt nhau trốn sâu vào hang núi.
Xã đội trưởngxã Vần Chải Sùng Dúng Lù nhận lệnh vào núi gọi Trùm đầu lĩnh hồi thú, với điều kiện: Về với dân bản, chính quyền không bắt tội.
Sùng Dúng Lù tay không vào hang cọp, vậy mà thành công. Vàng Vạn Ly nghe theo, cùng mấy con giai nộp súng về bản.
Từ đấy Đồng Văn im tiếng súng.

Lại nói chuyện tiếp.
Người qua lại đầu tiên chơi với Vàng Vạn Ly là xã đội Sùng Dúng Lù.
Lúc ấy trong chính quyền có lời ra vào rằng ông Lù không vững lập trường, giao du với kẻ địch
Sùng Dúng Lù bảo: Tôi coi ông ấy là bạn từ khi ông ấy buông súng về bản..
Tiếp sau đó hai nhà thành thông gia.
Hôm nay ở thôn Khó Chớ, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn
Con giai ông Lù lấy con gái Vàng Vạn Ly.
Hôm nay cháu Vàng Vạn Ly là trưởng thôn Khó Chớ
Cháu ông Lù làm bí thư bản Khó Chớ

Có cuộc hòa giải nào hay hơn thế ở thế gian này.?

Không biết có sự chỉ đạo của ông Hồ không nhưng sự việc đúng như thế. Hai ông Lù và Ly đều đã về trời từ cuối thế kỉ 20.

Nhìn lại thì chuyện anh Hiến bị chèn ép đến mức không kiểm soát được đã nổ súng gây ra mấy cái chết thương tâm.
So với chuyện Đồng văn thì khác nhau xa, dù đều có người ngã xuống.
Chính quyền nên nhìn nhận lại nguồn gốc tội ác đi rồi hãy lập phiên tòa.
Kẻo chỉ gây thêm thù hận mà tan nát đất nước này.
Chuyện này không phải ở xóm nhỏ Đắc Nông, mà là chuyện lớn của đất nước, to hơn cả chuyện phỉ Đồng Văn năm xưa.Vụ án xử dân của một đất nước toàn vẹn có hiến pháp và luật pháp bảo hộ quyền con người đang có điều gì đó bất ổn lay động lương tâm cả nước.
Những người đứng đầu đất nước phải biết để sao cho bản án có sức thuyết phục. Giết một người bị đẩy đến đường cùng và gây nên cái chết mấy nhân mạng mà không nhìn sâu vào nguyên nhân tội ác, nhận ra cái gốc của tội ác thì không thể có bản án công bằng, và không thể thuyết phục được nhân tâm.
Hãy tỉnh táo , hỡi các vị đang cầm quyền và giữ công lý.
15/7/2018

Vài câu chuyện vụn

(Viết nhân ngày báo chí) Doduc Đề từ “ chữ trinh còn một chút này” Thời phổ thông, tôi yêu văn chương, nghĩ rằng đã thế thì thi tổng hợp Văn . Nhưng thi trượt Tôi từng mê mẩn văn học xô viết, Đọc Pauxtopki gặp những áng văn mượt mà như suối nguồn trong trẻo. Ước một ngày nào… Read more →

Chuyện đã qua và chuyện bây giờ

dongngan
Tôi nghe giáo sư Hồ Đắc Di một nhân sĩ trí thức có tên tuổi đi theo cách mạng, cụ vẫn thường chắt bóp trong chi tiêu đồng lương của mình gửi tiền về quê mua đất. Đi kháng chiến nhưng lòng vẫn hướng về quê, và chắc trong thâm tâm luôn nghĩ đến ngày về quê sinh sống. Với ông, đất đai quý nhường nào.
Một thời người dân xa quê làm ăn luôn dành dụm gửi tiền về quê mua đất làm nhà. Nơi phố phường chỉ là nơi kiếm ăn chứ không phải là nơi trú chân mãi mãi.
Cũng bởi thế mà có câu thành ngữ “Làm giàu xứ quê không bằng ngồi lê phố phường”.
Vậy khi ấy, thành thị chỉ là địa bàn kiếm sống, tựa như là một phương tiện. Quê mới là chốn dung thân.
Bây giờ làm ăn được chỉ những người lao động nghèo gửi tiền về quê cho gia đình sửa sang căn nhà, dành tiền cho con ăn học. Còn người buôn to bán lớn và quan lại xoay xở kiếm được tiền chẳng ai đem tiền về quê. Họ đều chuyển tiền ra nước ngoài cất giữ ở những ngân hàng lớn hoặc mua nhà mua đất ở xứ người…Đó mới là chốn dung thân
Bây giờ, hàng ngũ quan lại ăn cắp như rươi.
Nhóm lợi ích dắt mũi cả đất nước mà được bảo kê.
Dân đen bơ vơ
Xem ra tâm trạng bất an thời nay ghê gớm hơn nhiều thời kháng chiến chống Pháp. Càng bất an hơn với nhà giàu và đám quan lại tham nhũng ăn cắp.
Bây giờ nước Việt chỉ còn là nơi kiếm tiền để rồi tháo chạy.
Bây giờ đất nước thống nhất rồi mà cảm nhận bất an hơn thời chiến!
Ai làm nên cơ sự này ? 8/6/2018

Bố

Thấy tôi chuẩn bị nhập trường trung học Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc trong bộ quần ống sớ, áo cổ lá sen nhuộm nâu, anh rể tôi mang ra miếng vải caki màu gio “cho cậu may lấy chiếc quần Tây”. Ngày ấy anh là công nhân Gang thép Thái Nguyên nên có phiếu vải 5 mét, có ô… Read more →

Nghĩ về tượng đài, đài tưởng niệm

Doduc … Tôi nghĩ dựng tượng đài, đài kỉ niệm là để ghi nhớ lịch sử, vinh danh và tưởng niệm lịch sử. Tượng đài, đài kỉ niệm chứa đựng tư tưởng triết học hơn là gánh vác vai trò chính trị. Nếu chỉ gánh vác vai trò chính trị thì tuổi thọ của tượng đài, đài kỉ niệm sẽ… Read more →

Ngộ nhận

doduc Nếu có ai hỏi hoa Dạ lan hương rằng có ngày không thì chắc chắn Dạ lan hương sẽ bảo rằng không có và chắc chắn không có ngày. Rằng em chỉ thấy đêm, và đêm mát lành đưa hương em tỏa xa, xa mãi…Em chưa từng thấy ban ngày và biết ban ngày là gì. Nếu hỏi hoa… Read more →

Mắt ao

Mắt ao doduc Trước nhà ông nội tôi có cái ao to. Ao hình chữ nhật, chiều dài bám theo mép đường làng. Bờ ao dài tới trên bốn chục mét, chiều rộng trên hai chục mét, nên diện tích có cả ngàn mét vuông. Tên là ao Bồ Quân, có người lại gọi là ao Bù Quân. Tôi hỏi… Read more →

Hồ sơ

DODUC 1- Có một lần đến làm việc ở tỉnh vùng biên, tôi vào xem một bức tranh trong bộ tranh thờ, hỏi người giữ kho: Xin cô cho xem hồ sơ bức tranh này. Cô ngập ngừng: hồ sơ gì cơ ạ. Tôi bảo hồ sơ của bức tranh. Cụ thể là tranh này sưu tầm năm nào, tại… Read more →

Thả thơ

Một bạn từ miền nam Otraylia chat qua blog, hỏi tôi đã thấy sập sè cơn gió bấc trên sông Hồng chưa.Tôi bỗng giật mình, ừ đã vào tháng Bảy, lập thu rồi. Thì ra kẻ tha hương hình như nhớ quê hương đất nước hơn mình. Ngẫm ra dù ở đâu, con người ta luôn bị sống trong cái… Read more →

Nhớ xoan

Doduc Xa quê lâu ngày nhưng có một loài cây tôi vẫn nhớ, đó là cây xoan. Bảo là nhớ đến xoan thì cũng hẳn thế. Tôi nhớ đến cây xoan khi mùa đông tới, lá rụng chỉ trơ mấy cái cành chẽ ba ngược lên bầu trời như chạc cờ leo gẩy rơm sẵn sàng ngoắc vào không trung… Read more →

cam xúc tím

Doduc Chiều muộn. Vài ba người cuối cùng bước ra khỏi cổng chợ xanh với mấy thứ rau cỏ trên tay, cắm cúi men theo thềm đường, bước đi hối hả. Bỗng xuất hiện một cô gái bước xuống từ xe buýt. Cô mặc mini jup màu đỏ, sơ mi trắng bồng vai, cổ khít kín đáo. Đôi chân không… Read more →

Lập trình

dongngan Tôi dùng cái máy ảnh Sony 717 có cấu trúc giống khẩu súng được hơn ba năm thì đứt cáp thẻ. Nghĩa là máy vẫn hoạt động, nhưng thẻ không ghi nhận được hình ảnh mã hóa. Thợ chữa đã cố gắng tìm cho một lần cáp thay nhưng rồi cũng lại đứt. Lần này thì bó tay, mẫu… Read more →

Đồng hành với người xưa

doduc Cách đây mấy năm tôi đưa Gérald Gorridge, một họa sĩ Pháp, thày giáo của trường đại học Angoulême ở Bordeau chuyên về vẽ tranh truyện về thăm làng tranh Đông Hồ. Sau khi nghe giải thích về những bức tranh quê, ông đưa ra nhận xét “ Thì ra mỗi bức tranh đều được xuất phát từ một… Read more →

Lo

1 – Cô bạn tâm sự: “Vợ thằng em em ở tỉnh sát biên, nó lại làm việc dưới này nên việc chăm con giao cho bà ngoại. Vợ nó giáo viên mải dạy trong dạy ngoài chả có mấy thì giờ ngó đến con. Hôm mới rồi em về mua cho cháu mấy tập truyện thiếu nhi làm quà.… Read more →

Trốn

Dong ngan Trốn đời vào trăng Thì chị Hằng đuổi Trốn đời vào rượu Thì không đường ra Trốn vào thi ca Thì thành lảm nhảm Trốn đời vào thiền Tâm không thức sáng Đời mà chạng vạng Biết trốn đi mô? Trốn vào ngu ngơ Có khi lành nhất! * * * Trốn đời vào sách Thành con mọt… Read more →

Chuyện nghe ở cuối đường Lò Đúc

dongngan Một lần nghe cuối đường Lò Đúc Có thằng con đuổi mẹ khỏi nhà Chẳng phải mẹ mình mà vẫn rơi nước mắt Dù chỉ nghe mà tâm khảm xót xa! Nó đuổi mẹ cướp lấy nhà để bán Đẻ thằng con giai bằng mang cướp về nhà Tưởng sẽ tựa, nương đâu ngờ thành đại hạn Mẹ ra… Read more →

Bão

Doduc Biển chiều nay Bão đến Mây đen chồm len Như chiếc bu gà Chụp xuống Không gian Sầm tối mặt Sóng oằn mình Dội lên cơn nấc Biển nát nhàu như tấm giẻ lau Bão qua rồi Không gian lắng im Sóng rã rượi ôm bờ uể oải Biển lại hiền như thời con gái Để sóng gối đầu… Read more →