Category: Tản mạn

Qúa giới hạn

Qúa giới hạn DODUC 1- Cho đến bây giờ có rất nhiều người thành thật với tôi rằng không biết khấn khứa gì trước bàn thờ tổ tiên, cứ lễ lạt là thắp hương đó thôi. Đã có thời biết chữ nho là dính với tư tưởng phong kiến, biết chữ Pháp là dính đến đế quốc. Có người biết… Read more →

Nhớ một chuyện xưa

doduc Sáng sớm. Trời e lạnh.Chiều hôm trước phát hiện ra cây đào trổ hoa trong vườn một gia đình. Thích quá, nhưng trời tối, thiếu sáng tôi đành đóng nắp máy. Nên hôm nay phải dậy từ tinh sương lao ra đường quyết lấy cho được tấm hình đào nở sớm trên đất Mường Chiến này. Ra đến đường,… Read more →

Mơ Doduc 1- Có người bảo thế này: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Người nhà quê bảo mơ là vớ vẩn, chỉ có ước thôi, uớc trước mơ sau. Còn chỉ Mơ là lối nói hão huyền của người thành phố. Mơ là… Read more →

Phận nhà quê

Phận nhà quê Doduc Đã mấy năm nay cái chợ xanh Nhật Tân bám mép bờ đê được xây lên vuông vức. Một số sạp hàng với những mặt hàng thiết yếu hình thành định vị. Những người không sạp thì bám vào bên thềm chợ như khoai mẹ cõng khoai con. Theo thời vụ, họ luôn có những thứ… Read more →

Phản biện

Phản biện Doduc Trang tử viết: “Cẩn tín thư bất như vô thư”, có nghĩa là: Đọc sách mà tin cả vào sách thì thà không có sách! Nghe vậy, mới hiểu Trang Tử ra dấu đọc sách cần phải biết nghi ngờ, để phản biện, mà phản biện là nhằm hoàn thiện vấn đề người viết sách đã nêu… Read more →

Thắng cố, món ăn độc đáo của người Mông

ĐỖ ĐỨC Thắng cố là món ăn do người Mông tạo ra, cũng như tên của món ăn này cũng do người Mông tự gọi. Có người giải thích chữ thắng cố theo âm Hán Việt, thắng cố có nghĩa là thang cốt, tức là canh xương. Chợ miền núi xưa chưa có phở, nhưng thắng cố thì có từ… Read more →

Mãi mãi Minhon

Mãi mãi mignonne Đề tặng mẹ Yolande Chavanat Jean pierre Chavanat Đỗ đức Ngày ngày bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra đường. Con cái không ít, nhưng mỗi đứa mỗi nơi, kiến giả nhất phận. Thằng con út Jean Pierre chavanat len bordeaux làm nghề gõ đầu trẻ. Cô con gái ở gần cũng trên chục cây số. Hai… Read more →

Muối dưa

Muối dưa Doduc ‘…Mải mê đuổi nắng giữa đồng/ Ngày về cải đã lên ngồng gió đưa/ Em về phơi kỉ niệm xưa/ Muối thời con gái làm dưa ăn dần” Ngồi cà phê, bạn đọc cho tôi nghe tứ thơ này trong một bài thơ của nhà thơ nữ nào đó mà anh không nhớ tên, và cũng không… Read more →

Tướng chăn bò

Tướng chăn bò Doduc Câu chuyện này cũng chẳng có gì huyền hoặc, vì là chuyện thật. Người kể cho nghe là một cựu Đại tá quân đội, nay là một doanh nhân thành đạt. Ông bảo thời chiến tranh có biết một ông Tướng, tạm gọi tên Kèo. Xưa nay, muốn tranh phiền hà người ta cứ gọi tên… Read more →

Những lần lên Cao Bằng

Những lần lên Cao Bằng 11/1972.Lần đầu tiên lên Cao Bằng thăm bản định cư người Dao của Bàn Thượng Đức. Đường rải cấp phối xấu khủng khiếp. Chiếc xe díp nhãn hiệu Rumani vừa đi vừa đẩy nhọc nhằn chạy gằn trên đường, máy hổn hển, két nước sùng sục. Lúc vượt qua đèo Côlia thì dò dẫm như… Read more →

Xuyên sơn giáp

Doduc Đất trung du trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ruộng bảy thì bờ chiếm ba phần. Những khái niệm vườn cây chưa có. Dân làm nông thì ruộng quây sau lưng nhà, kề trước sân nhà. Bây giờ nói thế chắc không ai tưởng tượng nổi cấu trúc của điền thổ của thời cách đây mới một… Read more →

Thèm ấm chè thường

Doduc Giáp tết tôi nhắn một người chuyên bỏ hàng chè Tân Cương, đặt nửa cân loại trên ba triệu/kg và nửa cân loại rẻ hơn, trên một triệu một kg. Tôi bảo: chè đợt trước do một người bạn mua của chị tặng, tôi uống thấy ngọt nhưng không có vị chat của chè Thái. Chè nước vàng nhạt,… Read more →

Thế nào là bánh chưng ngon

Doduc Có bao nhiêu loại bánh chưng, và thế nào là bánh chưng ngon? Người bảo bánh chưng ngon phải nhiều nhân, người bảo bánh phải rền. Bánh rền thì đúng rồi, nhưng cũng chỉ là một phần của miếng bánh ngon. Còn nhân nhiều thì nhiều là bao nhiêu, khi nhân nhiều hơn vỏ bánh thì ăn sẽ bứ… Read more →

Thế giới có nhiều kênh sống

Doduc Sau cuộc thi hoa hậu năm nay, thí sinh xứ Thanh lên ngôi. Tỉnh Thanh tổ chức đón tiếp rầm rĩ cũng mang tiếng. Rồi tới lượt nhà trường cô hoa hậu học cũng đón tiếp khá trọng thị, cũng lớp lang phát biểu đưa đón thưa gửi chu đáo. Thấy thế trên mạng xã hội, một người ngứa… Read more →

Ri đá

doduc 1 – Thưở chăn trâu, chẳng đứa trẻ nào trong chúng tôi là không dứt đòng đòng lúa non ăn. Nếu là đòng đòng nếp thì càng tuyệt vì nó to. Đòng đòng béo ngậy, lại mát. Ngon miệng vô cùng dù biết ăn một đòng là mất một bông lúa! Mẹ bảo thế, nhưng nào có nghe! Lúa… Read more →

Một bữa ăn

doduc Hôm nay đi bệnh viện kiểm tra định kì. Sáng xếp sổ thử máu, chụp phổi, siêu âm ổ bụng tất tần tật hết buổi sáng, Xong việc thì đã mười một giờ rưỡi sáng. Phải xuống ngay nhà ăn bệnh viện dùng bữa trưa. Bệnh viện mùa Covit nên giữa bàn ăn ngăn đôi với người trước mặt… Read more →

Bệnh hoạn

doduc Nhớ lại sinh thời giáo sư Trần Quốc Vương kể trong một cuộc nói chuyện tại một trường Đại học với các sinh viên. Khi ông nêu những vấn đề của đất nước xem có ai có ý kiến gì không, thì tất cả yên lặng. Chờ để thời gian lắng xuống ông hỏi tiếp: : Giờ ai thích… Read more →

Chuyện ở tết quê

Chuyện ở tết quê doduc Tết này tôi về quê. Năm nay rét dài, mạ bị rét táp, làm lá úa vàng. Ngày 28 tết nước vẫn đang được bắt vào ruộng ngả ải cho đất ngấu nước. Lâu rồi tôi không còn là anh nông dân nên không hiểu sao năm nay cấy chậm, phải chăng vì rét kéo… Read more →

Cây gạo

Doduc 1- Cây gạo trong tiềm thức rất nhiều người, nó như cột mốc trong lòng với quê hương.Hoa chủ yếu là sắc đỏ, nhưng cũng có cây cho hoa màu vàng thư ấm áp và sang trọng. Hoa gạo tiếng Hán là mộc miên, người Tây nguyên ta gọi là pơ-lang, người Nùng Xín Mần gọi là mạy riu,… Read more →

Anh hùng

Anh hùng doduc Khoảng năm 1966, đạo diễn Liên xô Bôn- đa- trúc làm phim “ bài ca người lính”. Hình ảnh đầu tiên trong phim là 4 chiếc xe tăng Đức đưổi theo một anh lính hồng quân. Anh chạy cuống cuồng để tránh bị xích xe tăng nghiền nát. Trong tình thế kinh hoàng đó, người lính bỗng… Read more →

học- bắt chước và sự phủ nhận

Doduc Học là tiếp thu kiến thức. Con người Có thể ví như cái thùng, học là quá trình đổ kiến thức vào cái thùng đó. Bắt chước cũng là một kiểu học. Nhưng đó là kiểu học nô lệ, bám vào cái của người khác rồi nặn ra cái mới giống cái nhìn thấy. Bắt chước thì nhanh hơn… Read more →

Cả be

Doduc Lại nói chuyện bác Be, em thứ ba bác Chai tôi. Khi đặt tên, cụ thân sinh nghĩ đén cái be rượu. Nếu tôi không nhớ nhầm, be là một phần ba chai, khoảng 300cc. Be có thể đút gọn trong túi áo, giắt theo người cho những ai đích thực là đệ tử lưu linh. Đến bây giờ… Read more →

Có một thế giới không dễ nhìn thấy

Có một thế giới không dễ nhìn thấy Doduc 1- Một bạn kể: “Hôm qua nhà hàng vắng khách, thấy cô nhân viên hí hoáy chơii với cái di động cảm ứng, tôi chợi nghĩ đến cái thế giới kỳ lạ quanh mình lấp đầy âm thanh và hình ảnh, thế mà mình cứ thấy nó yên tĩnh và trống… Read more →

bác Cút

Doduc Cút là một đơn vị đo lường Việt Nam dùng trong dân giã mà không có trong giáo khoa. Cút chỉ vật dùng chứa rượu chỉ dùng riêng cho giới họ hàng lưu linh nới thôn xóm, không có ở thành phố và càng không có ở các nước khác, kể cả chú Tàu ở bên cạnh cũng không.… Read more →

Trẻ con

ĐỖ ĐỨC Đứa cháu nhỏ 3 tuổi của tôi được mẹ nó mua cho cả đống đồ chơi. Chủ yếu là hàng Trung Quốc, giá rẻ lại bắt mắt. Nó được mẹ trang bị cho cả cái thùng catton to để dựng. Hàng ngày nó say mê với đống tài sản không ăn được ấy quên cả mọi chuyện. Mẹ… Read more →

Láng dù

Doduc Mùa xuân. Ngoài trời trời mưa lây phây giá lạnh, ngồi nói chuyện về cỏ cây tôi bất ngờ nhớ đén một loài cây có tên Láng dù . Láng dù có lẽ được xếp vào họ thảo mộc thì hợp lí. Nó hiên ngang mọc thẳng như cột buồm. Trông bề thế nhưng không ra thân gỗ vì… Read more →

Chuyện ở Tây Bắc

Doduc 1-Nhớ Mạc Phi trong tiểu thuyết “Rừng động” viết về miền Tây, có một chi tiết đáng để ý khi nhà văn nhắc đến câu ngạn ngữ Thái: “Đàn bà là chủ của các cuộc vui”.. Quan sát kĩ đời sống người Thái thì đúng là như vậy. Người phụ nữ Thái luôn là người biết làm sáng ngôi… Read more →

Tranh lụa Việt Nam

doduc 1- Có thể nói Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là người mở lối đi đầu tiên cho tranh lụa Việt nam. Trước đó người Việt Nam cũng đã vẽ trên lụa. Những bức tranh chân dung của những quan chức hoặc những ông tổ dòng họ thờ trong từ đường. Nguyễn Phan Chánh với những bức tranh lụa nhắm đến… Read more →

Tháng Ba

Tháng ba ĐỖ ĐỨC Tháng ba. Vẫn là tháng của Mùa xuân. Trời ấm dần. Những cơn lạnh thập thò từ vùng biên ải như kẻ chơi xấu thỉnh thoảng nghịch ngợm hắt tí hơi lạnh vào nhà mình, nay đang phải rụt tay lại vì thời tiết sắp vào hè. Người bảo khỏe ra, kẻ kêu mệt mỏi, ai… Read more →

Tết này Tây Bắc

doduc 1- Tết năm nay tôi xuất hành mùng Ba, đến với hai tỉnh lớn miền Tây là Sơn La và Điện Biên… Những ngày ấy, sương phủ kín đường, đặc các đỉnh đèo. Đường qua Mộc Châu trơn bóng, nhẫy nước trong cái rét khắc nghiệt. Sương chỉ tan dần trên đường vào Điện Biên. Chuyến đi cho thấy… Read more →

Hộ khẩu

doduc 1- Tôi nhớ trước đây mấy chục năm, kiến được cái hộ khẩu hà Nội khó hơn tìm vàng. Vượt của ngõ tỉnh lẻ,kiếm hộ khẩu Hà Nội có khác gì đứng trước bức tường bê tông. Cô Quỳnh diễn viên múa gốc gác Hà Nội , có nhà phố cổ, bố mẹ còn nguyên thế mà sau hàng… Read more →

Cơ hội

Cơ hội doduc 1- Câu chuyện “ Cái đinh” trong sách giáo khoa tôi đọc cách đây nửa thế kỉ kể về một anh chàng thất nghiêp. Hôm ấy anh lang thang trên đường trông thấy một cái đinh rơi. Anh cúi xuống lượm bỏ túi, cũng chưa biết dùng vào việc gì. Anh đi ngang cửa hàng một thợ… Read more →

Bàn thờ tổ tiên: Bài học đạo lý

Bàn thờ tổ tiên- bài học đạo lí doduc 1- Hôm nay 23 tháng chạp, tiễn ông Công ông táo về trời. Khi hóa mã, nhìn làn khói bay lên tôi cảm thán viết mấy dòng: “hóa vàng là đốt mã/đưa tiễn các cụ thôi/ tiền mua là tiền thật/ Hoá xong thành khói trời”. Một bạn thấy thế trầm… Read more →

Tranh Đông Hồ : Những nhắn gửi về đạo lý

Bài 2- Tranh Đông Hồ- những nhắn gửi về đạo lí ĐỖ ĐỨC Bây giờ quay lại câu chuyện những tranh Đông Hồ buổi đầu. Nhắn gửi về đạo lý của loạt tranh Đông Hồ này giống như những trang sách quí của người xưa để lại cho con cháu. Ta hãy cùng nhau xem bộ tranh đôi: Nhân nghĩa-… Read more →

Đông Hồ: có một dòng tranh kháng chiến

Bài 3- Đông Hồ: Có một dòng tranh kháng chiến Còn nhớ hồi kháng chiến chống Pháp có bốn câu nửa thơ nửa khẩu hiệu ai cũng biết (chỉ không nhớ tác giả là ai) :Ruông đất là chiến trường/Cuốc cày là vũ khí/ Nhà nông là chiến sĩ/ Hậu phương thi đua với tiền phương. Chưa ai coi nghệ… Read more →

Chất biếm trong tranh Đông Hồ

Bài 2 Chất biếm trong tranh Đông Hồ ĐỖ ĐỨC Chỉ từ đời sống dân gian, chẳng có ai định hướng mà tranh Đông Hồ cũng có đủ loại từ tranh giáo khoa, phong cảnh, phong tuc, sinh hoạt, tin ngưỡng, tranh truyện (dựa theo cổ tích) tranh lịch sử, châm biếm và hài hước, chẳng thiếu thể loại gì.… Read more →

bấp bênh

Doduc Lâu nay trên một số báo hay gióng tin hướng dẫn “cách làm giàu” cho nông dân khá hấp dẫn bằng các cách chăn nuôi, trồng trọt và nhiều kiểu làm ăn khác nhau. Một bác nông dân cười bảo tôi: Sao không nói cách làm cho đủ ăn mà cứ, nống lên khoa trương là làm giàu, làm… Read more →

Kĩ lưỡng

Tôi có ông bạn đồng nghiệp. Tính nết cũng lạ. Lạ nhất là vào ngày lĩnh lương. Nhận lương xong, đếm kỹ từng đồng, coi lại lần nữa số tiền ghi bên cạnh chữ ký, mới về chỗ làm việc. Rải những đồng tiền lên bàn, anh xoa xoa hai tay, bắt đầu đếm từng tờ, xếp loại nào ra… Read more →

BUÔNG

Buông Doduc 1 – Buông. Câu chuyện này theo năm tháng tôi thấy xảy ra ở mỗi người mỗi khác, mỗi nơi mỗi khác Chuyện này chưa xưa lắm, chỉ non nưả thế kỉ mà khó có thể quên. Thời ấy là thời bao cấp. Thường vu Khu ủy là tương đương với cấp phó bỉ thu. Ông ấy thời… Read more →

Chợt nghĩ về tượng đài- đài kỉ niệm!

Doduc … Tôi nghĩ dựng tượng đài, đài kỉ niệm là để ghi nhớ lịch sử, vinh danh và tưởng niệm lịch sử. Tượng đài, đài kỉ niệm chứa đựng tư tưởng triết học hơn là gánh vác vai trò chính trị. Nếu chỉ gánh vác vai trò chính trị thì tuổi thọ của tượng đài, đài kỉ niệm sẽ… Read more →

Di sản

Doduc Hôm tôi ngồi soạn lại những bức tranh còn lưu giữ được, hầu hết toàn tranh nhỏ nhiều tranh vẽ cách đây 40 năm. Thời ấy giấy má khó khăn, tôi thường vẽ trên giấy báo lề xin được ở nhà in. Mỗi bức tranh, một kí ức hiện về. Lúc này không thấy đẹp xấu, mà nó là… Read more →