Author: Do Duc

Bâng quơ

Bâng quơ ĐỖ ĐỨC Thày dạy địa lý, nhưng lại hay để ý đến chữ viết. Thày bảo đời một con người có rất nhiều việc dùng đến chữ nghĩa, nên các trò phải chịu khó luyện viết chữ cho tử tế. Có lúc thày đưa ra suy nghĩ rất ngộ: Hãy nối tất cả các nét chữ viết trong… Read more →

hoa sĩ Nguyễn Trọng Hợp- Tận cùng của màu

Cố họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp: Đi đến “tận cùng” của màu Thứ Năm, 04/11/2010 13:50 (TT&VH) – Hơn chục năm sau ngày mất, họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp (1918 – 1999, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2010) mới có triển lãm đầu tiên do con trai ông, họa sĩ Đức Hòa và gia đình… Read more →

Nhân cách

Nhân cách Doduc Trong Liêu trai chí dị bắt gặp chuyện có một người chồng vô tích sự làm ăn chẳng ra gì một ngày kia cứ sáng sáng ăn mặc sang trọng ra khỏi nhà, đến tối mịt mới về, miệng sặc hơi men, lại còn xách về oản chuối xôi thịt. Vợ hỏi lấy ở đâu ra thì… Read more →

Bộ tranh Tố Nữ, Câu chuyện về lối vẽ tranh của người xưa

doduc Tranh Hàng Trống ra đời sau tranh Đông Hồ khi đô thị phát triển. Là loại tranh phục vụ cho thị hiếu của người phố phường kẻ chợ. Tranh có khuôn khổ lớn hơn, kể cả tranh thờ, tranh đền phủ. Tranh Hàng Trống nghệ nhân chỉ khắc bản nét còn lại là tô màu. Vì là loại tranh… Read more →

Anh Quyển

(tiếp kì trước) ỞTân Thành có một gia đình người Tày họ Nguyễn, đó là gia đình anh Nguyễn Văn Quyển. Tôi ngẫm nghĩ, người Tày thì sao lại họ Nguyễn? Hỏi ra mới rõ vào năm đói bốn nhăm, bố con dắt nhau đi ăn xin, lưu lạc đến đây thì được tá túc lại. Được ông chủ nhà… Read more →

Trẻ con

Trẻ con Đứa cháu nhỏ 3 tuổi của tôi được mẹ nó mua cho cả đống đồ chơi. Chủ yếu là đồ Tàu, giá rẻ lại bắt mắt. Nó được mẹ trang bị cho cả cái thùng catton to để dựng đồ. Hàng ngày nó say mê với đống tài sản không ăn được ấy quên cả mọi chuyện. Mẹ… Read more →

Bói cá

BÓI CÁ Đã lâu lắm rồi, sáng nay bên bờ hồ Tây tôi mới lại bắt gặp một con bói cá . Nó bay treo trên cao, đôi cánh nhỏ xíu vẫy rối rít vào khoảng trời xanh Đoạn nó lại hạ thấp dần độ cao gần mặt nước hơn. Mỗi lần như thế, bói á tiến dần mặt nước… Read more →

Thẩm định văn chương

Thẩm định văn chương (Để tưởng nhớ bác Trần Văn Tấn) doduc Ông là thủ trưởng của tôi gần chục năm. Chục năm làm việc dưới quyền ông nhưng tôi chẳng biết gì nhiều về ông . Chỉ lơ mơ trước đây ông là nhà giáo dạy ở Đại học sư phạm, rồi chuyển ngạch sang ngành xuất bản. Ông… Read more →

Tôi vẽ những bộ sắc phục dân tộc thiểu số phía Bắc

doduc Năm 1978, tại Khu Gang thép Thái Nguyên có một hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số toàn miền Bắc. Về hội diễn, lần đầu tôi thấy những bộ sắc phục lạ như Pa Dí, Xá Phó, Lô Lô, Khơ Mú. Những bộ sắc phục đẹp lạ thường, nó không đơn giản như Tày Nùng,… Read more →

Nghệ thuật như một dòng chảy

Doduc Một họa sĩ định hình được phong cách, nhanh thì trên mười năm, chậm thì có khi quá nửa đời người. Có người làm nghề vẽ, chi phí cả đời vẫn không tìm thấy mình. Tìm cho mình một phong cách nghệ thuật khó như tìm lá diêu bông trong thơ Hoàng Cầm. Trước hết là cảm nhận rồi… Read more →

Cừn lả

NHÀ VĂN NÔNG VIẾT TOẠI Về bài thơ “ Cừn lả” dongngan Lời mở Nhà văn Nông Viết Toại sinh ngày rằm tháng ba, năm Bính Dần ( tức ngày 26 tháng 4 năm 1926) tại Nà Cọt, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Tên khai sinh là Nông Đình Hân, năm nay bước vào tuổi 93. Ông là em… Read more →

Để có tiền

Doduc Tiền. Ở đời ai cũng cần tiền , Nhưng có thời tiền hiếm như vàng. Tôi lớn lên vào thời đó…là những năm sau ngày giải phóng Điện biên đến những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỉ trước Thời gian ấy, tiền hiếm đến mức người ta thôi ước mơ có tiền. Căn bản cuộc sống thương mại… Read more →

Đọc văn

Doduc Có lần tôi đã bỏ công đi phỏng vấn vài chục người, từ bác sửa xe đạp đến bà hàng khô hàng tấm, chủ tiệm hoặc những người lao động chân tay khác thì phát hiện ra, lượng người biết đọc văn quá thấp, chưa đến 10%. Phần lớn đọc văn như đọc báo, chỉ thu thập tin tức,… Read more →

Tha thứ

1 – Chuyện của tôi Thời kháng Pháp Năm tôi 10 tuổi, lúc chiến dịch Điện Biên sắp kết thúc, đi chăn trâu giữa đồng không mông quạnh, tôi bị một máy bay khu trục của Pháp trên đường từ Tuyên quang bay về, sà xuống đuổi theo và xả một băng đum đum. Con trâu lồng lên, đạn bắn… Read more →

Quyền lực

Quyền lực doduc 1 – “ Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” thành ngữ xưa nói thế. Trong gia đình, người quyền lực là người làm ra tiền và có tiếng nói trong các quyết định trong nhà. Xưa nay đều thế cả! Trong “tứ vật” (*) ở Bắc Ninh có câu “ bất thú đình Bảng thê”, nghia là… Read more →

Quy tụ tinh hoa

doduc – Đi buôn phải có vốn. Nhiều người xưa nay coi vốn là tiền. Đó là sự lầm lẫn lớn về nhận thức. Vốn đầu tiên là kiến thức thương trường, nắm được pháp luật, năng lực hàng hóa cạnh tranh và quan trọng nữa là hiểu các đối tác. Còn nhiều thứ nữa trong nội hàm vốn nhưng… Read more →

QUÊ

dongngan Rét và buốt, cái lạnh rất riêng của xứ mình. Còn tháng nữa là tết, lại nhớ đến quê, nhớ đến bánh chưng thơm mùi rơm rạ. Các con tôi không có cảm giác ấy. Sinh ra ở thành phố, tuổi thơ không biết châu chấu cào cào, bông thóc. Không thấy trâu cày ruộng cấy và chưa bao… Read more →

Nghĩ về hoa

doduc Một bạn ngắm bông mai trắng trong nắng xuân trong vắt, thốt lên: Mai gì mà trắng trắng tinh trắng tình,tinh khôi đến độ ngắm hoa mà tự thấy mình đầy tội lỗi. Một bạn khác phụ họa theo: Em còn cảm thấy mình còn nhơ nhuốc khi nhìn mai trắng! Một cảm xúc rất đỗi chân thành. Bông… Read more →

Kiếm sống

Kiếm sống doduc Khoảng giữa nhưng năm tám mươi, nhà nước đột ngột bỏ bao cấp. Đó là thời ông Tố Hữu làm phó thủ tướng tiền lạm phát mất giá từng ngày. Bảo là đột ngột nghe cho văn vẻ thôi chú lúc ấy ngân khố rỗng tuếch, muốn bao cũng chẳng có sức mà bao, nên nhà nước… Read more →

Gửi những bà mẹ Trung Quốc

Gửi những người mẹ Trung Quốc doduc Cho đến hôm nay tôi vẫn không quên được hình ảnh xác người lính Trung Quốc nằm lấp ló trong bụi cây tại trại lợn Mỏ Muối thị xã Cao Bằng trong cuộc xâm lăn ăn cướp của Quân giải phóng nhân dân Trung quốc năm 1979. Đó là ngày 20/3 chúng tôi… Read more →

Đất rừng

dongngan Có lúc tôi muốn hỏi Bộ trưởng nông nghiệp và nông thôn rằng: ông biết nhiều về rừng không? Có bao giờ ông so sánh 1hecta rừng với một héc ta ruộng châu thổ, nếu biết đầu tư khai thác, cái nào đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn không. Muốn hỏi vì thấy rừng bị phá vô… Read more →

Di sản

Doduc- TP – Một hôm tôi ngồi soạn lại những bức tranh còn lưu giữ được, hầu hết toàn tranh nhỏ, nhiều tranh vẽ cách đây 40 năm. Thời ấy giấy má khó khăn, tôi thường vẽ trên giấy báo lề xin được ở nhà in. Minh họa: Đỗ Đức. Mỗi bức tranh, một kí ức hiện về. Lúc này… Read more →

Nhận diện

DODUC Oi nồng . Rồi trời trút cơn mưa rào. Nhìn ra sân nhà, mưa nặng hạt, giọt mưa như mũi tên cắm phập xuống nền sân là nước bắn tóe như trẻ con chơi pháo đền. Mươi phút sau, nước duyềnh lên. Hạt mưa nhả xuống mặt nước bum lên thành cái bong bóng nhỏ rồi vỡ nhanh trong… Read more →

nụ vối

NỤ VỐI doduc 1 – Những ngày đầu hè nóng nhất này , vối ra nụ. Những cây vối già vài chục năm tuổi càng cho nhiều nụ. Những chùm nụ vối xanh mướt mát khắc chế cái nóng, cứ hồn nhiên đong đưa dưới nắng đầu hè… Tôi đi dưới bong vối ven hồ Tây, những cây vối cổ… Read more →

Ngâu vầy

Ngâu vầy Doduc Năm nay tháng 7 mưa từ mồng một. Vẫn nhớ ngày trước mẹ thường nói mưa mùng một là mưa cả tháng . Hôm nay đã mười ba mà mưa vẫn rấm dứt. Kinh nghiệm xưa vẫn không sai Tháng bảy là tháng ngâu. Vào ba ra bảy, đó là một hoạch định tương đối cho một… Read more →

Nghĩ vụn

Nghĩ vụn doduc Tôi đọc ở đâu đó một nghiên cứu vể gene di truyền, thì được biết, gene đàn ông đến thế hệ thứ 5 thì mờ dần, còn đàn bà được nối đến 50 đời. Thiết nghĩ đúng thôi, bởi người cha góp vào một nhiễm sác thể cộng với trứng thành phôi, còn đứa trẻ lớn lên… Read more →

Báo oán

Doduc Chồng chị làm ở cơ quan huyện. Tính tình anh thuần hậu, gia đình bình yên, bạn bè quý mến. Bất ngờ có một thời gian, anh trở nên lầm lì rồi một hôm anh treo cổ tự kết liễu đời mình ngay trong buồng. Chị đau đớn ngất lên ngất xuống. Anh để lại cho chị mảnh giấy… Read more →

DU LỊCH

Du lịch Doduc 1 – Thập kỉ nay hình như người dân nước ta mới rầm rộ bước vào thế giới du lịch. Cũng phải làm ăn khấm khá, có chút tiền dành thì mới nghĩ đến du lich, thăm nom đây đó được. Năm 1968, khi tôi đi học nghề, sơ tán ở Tân Thành Bắc Sơn Lạng Sơn… Read more →

Doduc 1 – Một lần ngồi với nghệ nhân Đông Hồ, tôi đem bức tranh của các tiền bối làng in cách đây 50 năm, hàng xuất khẩu sang Cộng hòa dân chủ Đức để so sánh với tranh in hiện nay: Vẫn ván cũ, mà tranh giờ mỏng quẹt, màu nhờ nhờ không thắm không dày dặn như 50 năm trước, mặc dù giờ khách ngoại quốc du lịch vào tận nhà tìm mua. xưa thì in xuất khẩu qua Xunhasaba nhiêu khê hơn nhiều. Nghệ nhân vui vẻ trả lời: hai nghìn một tờ thì in thế thôi, thế cho dễ bán. In như tranh cũ thì phải mười nghìn, tiền nào của ấy mà. Câu nói đó khiến tôi nhớ lại cố nghệ nhân Phùng Đức Năng mà tôi gặp vào cuối những năm Tám mươi thế kỉ trước. Lần ấy tôi thấy cụ vẽ bức tranh tứ phủ. Bức tranh tươi tắn, cách vẽ khoáng hoạt. Tôi hỏi giá thì cụ bảo ba chục, tranh dối thì giá thế thôi. Tôi ngạc nhiên, vậy tranh kĩ là thế nào? Cụ bảo tranh kĩ đắt hơn, cũng to bằng nhau nhưng giá một trăm năm mươi ngàn. Nói rồi, cụ lục trong kệ ra cho xem bức tứ phủ tranh kĩ. Thì quả là một trời một vực, Bức tứ phủ kĩ này cụ công bút, nét bút uyển chuyển, màu săc tinh vi, không tìm đâu ra lỗi kĩ thuật. Đúng là tiền nào của ấy. Lần ấy tôi nói với nghệ nhân làng: Anh ạ, anh cứ làm cho tôi vài chục bộ tranh kĩ, còn tranh đang bán thuộc hàng tranh dối anh cứ để nguyên và bán giá rẻ. Còn tranh kia giá đắt. Đắt nhưng xắt ra miếng, chắc vẫn có người chuộng. Vả lại cũng là cái hay khi cho họ xem hai loại tranh trên cùng một mộc bản và cách suy nghĩ về làm hàng. Nghệ nhân cười lắc đầu, thôi làm làm gì, chờ bao giờ bán được đắt, cứ rẻ cho dễ bán. Tôi nghe mà thấy một nguy cơ thất truyền cách làm tranh kĩ, vì đây là nghệ nhân cuối cùng của làng biết thế nào là tranh dối tranh kĩ. Bây giờ tranh Đông Hồ theo quan sát của tôi toàn là tranh dối. Những tranh in màu thật dày, rắc điệp, thếp điệp khi xưa, giờ không thấy ai làm nữa. Tranh du lịch người ta chỉ cải tiến sao cho in nhanh bán nhiều, giá rẻ không sao, chất lượng cũng không quan trọng lắm. Khái niệm ăn chắc mặc bền đang dần tuột khỏi suy nghĩ trong cách làm ăn của nhiều người. Từ đồ kĩ đang tiến dần đến đồ mã. 2 – Câu chuyên ghi lại từ Bordeaux năm 2009 này của tôi, có chút tương đồng với chuyện tranh dối kĩ ở trên. Tôi vào siêu thị của một doanh nhân già người Pháp gốc Hà Nội. Ông vẫn nói tiếng Hà Nội tốt. Siêu thị của ông nằm trên miếng đất ngoại ô, rộng dăm hec ta. Bãi đỗ xe cả nghìn chiếc. Siêu thị có trên chín nghìn mặt hàng, nhập từ nhiều nơi. Đó là công ty gia đình cả ông bà và con cháu. Con trai ông, một đứa tháng 4 lần đi Thái chọn hàng. Tôi hỏi thế có hàng Việt không? Ông lặng lẽ lắc đầu. Rồi ông kể, ban đầu thì có, khá hấp dẫn, giá cạnh tranh hàng tốt, nhưng đến lần thứ ba nhập hàng thì chất lượng xuống hẳn. Không sao giữ được đúng chất lượng đều như hàng Thái. Bây giờ thì không có loại hàng nào nữa. Tôi muốn cụ thể hơn, hỏi đó là hàng gì, ông bảo là mì gói ăn liền. Chia tay về, ông nói cuối năm tôi sẽ về Hà Nội, tôi muốn gặp một số nhà sản xuất bàn về sản xuất hàng hóa xem có khắc phục được không. Tôi muốn giúp nước mình. Không biết rồi năm ấy doanh nhân kia có về không, nhưng giống nghư nghề làm tranh truyền thống, sản xuất hàng hóa của ta cũng có xu hướng tụt lùi, từ kĩ sang dối, khó lay chuyển lắm. Nhiều ngành nghề của ta từ văn hóa giáo dục giao thông y tế v. v…cũng đều đang trong cái đà ấy, từ kĩ sang dối , xuống dốc không phanh…Quả là mối lo lớn không dễ khắc phục ngày một ngày hai. Tất cả chỉ là tìm cách thu lợi nhiều bằng lối làm ăn chộp giật, tai hại vô cùng! 15/5/2017

Read more →

Bát thịt gà rang gừng

Doduc Nhân có cuộc hội thảo về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi nhớ lại một chuyện mẹ tôi kể lại đã lâu. Câu chuyện bình dị lắm, thời kháng chiến chống Pháp những năm bốn sáu, năm mươi thế kỉ trước. Ngày ấy bố tôi làm trưởng ban giao thông xã ( xã bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh… Read more →

Bài thơ 60 năm trước

BÀI THƠ 60 NĂM TRƯỚC. Dongngan Tự nhiên trong dòng kí ức hôm nay, nhớ lại bài thơ của cố nhà thơ Lê Đạt viết vào thời gian trước cải cách ruộng đất, năm 56, hay 57 gì đó. Không nhớ tên bài, nhưng toàn bài thì thuộc cả: Thơ Lê Đat Sáng hôm nay hoa nở Ba lần chim… Read more →

Chuyện đã qua

Doduc Nuôi ba con thành người đã nhọc, lại còn đận chúng vào Đại học là cả một sự lo toan. Thời tôi, bố mẹ không biết chữ, nuôi con thả cỏ, tự vận động lấy. Đến lúc đi học trường chuyên nghiệp, cái lý lịch cũng tự mày mò làm. Tôi thi vào Đại học mĩ thuật cũng phải… Read more →

Bia đá sử vàng hay nghĩa địa hư danh

dongngan “Chữ trinh còn một chút này…”- Kim Vân Kiều Năm trước có dịp vào Huế, đi vãng cảnh một số chùa mới xây, gặp những vườn cây mới trồng , mỗi gốc cây có một tấm biển ghi tên giám này đốc nọ trồng ngày này ngày nọ. Thì ra các giám đốc mới lên đã muốn lưu danh… Read more →