Author: Đông Ngàn Đỗ Đức

Bờ dậu

Sinh thời, nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần cười, nói với tôi: “dân lúa nước” là chữ của tớ đấy nhá. 1. Vâng đúng thế. Lần khác, ngồi trò chuyện với nhà dân tộc học Chu Thái Sơn, tôi lại biết thêm thuật ngữ “thổ canh hốc đá”. Theo ông, đó là lối canh tác đặc biệt của… Read more →

Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn. Bây giờ nhớ lại những ngày bé ở trên quê, tôi mới nhận ra đồng đất nơi mình sống quý đến chừng nào. Thì… Read more →

Ship po

DoducTừ ngày có bán hàng online, những người chuyển hàng mà người ta gọi là Ship pơ tập hợp dần thành một đội ngũ đông hàng triệu người. Bây giờ tất cả các tỉnh thành trong trong cả nước đều có ship pơ. Một chiếc xe máy, gắn theo một thùng to phía sau đựng hàng, kèm theo chiếc iphol… Read more →

Thúng mủng giần sàng

DoducThời nào cũng có cái riêng. Chuyện về những dụng cụ gia đình ở nông thôn liên quan đến song mây tre nứa đã thấy đủ thứ: thúng, mủng, giần, sàng, rổ, rá, nong, nia, mẹt, dậu, xảo, thạ, giỏ, sọt…Đấy là chỉ kể vật dụng chính trong mỗi nhà ở thôn quê… Đó là cái riêng của thời vừa… Read more →

Nghề đánh giậm

DODUCChắc chẳng ai nghĩ, ngày xưa cánh đồng là cái tủ thức ăn cho cả làng cả nước. Sống qua sáu bảy mươi năm tôi mới nhận ra điều đó. Thức ăn đồ uống có thể kể đủ ra đây. Đó là hạt gạo trên ruộng, con lươn con cua con ếch đào mà xây hang ở chân bờ ruộng.… Read more →

Tử vi và cuộc đời

doducNăm ba mươi tuổi, môt thày xem tử vi cho tôi, phán xanh rờn: Anh mệnh vô chính diệu, thân cư mệnh. Đói no cuộc đời trông vào chính bản thân mình thôi. Mệnh không có sao chủ là một đời vất vả, nhưng đổi lại cũng không dễ ai bắt nạt.Thày phán tiếp: Anh bị triệt cung tài, phải… Read more →

Ngẫm về dư địa chí

Ngẫm về dư địa chídoducTôi đã đọc dư địa chí của một số vùng miền, những thông tin từ quá khứ dội về kỹ lưỡng đến chi tiết mà thấy vô cùng khâm phục người làm sách, cứ tưởng đến cả con chấy con rận cũng không bỏ sót. Vậy mà mãi sau này tôi mới hiểu ra rằng mọi… Read more →

Một chuyến rong chơi

doducĐầu mùa hè mà trời vẫn mát như thu. Vậy mà đột nhiên tuần nay nóng bùng lên như lò quạt chả. Thời tiết đỏng đảnh bất thường giở chúng như cơn bốc hỏa của đàn bà khó tính…Đang mát mẻ thì đùng đùng nắng lửa rồi mưa xối xả, rồi oi bức liên miên. Sáng 8/7/2022, trời đẹp. Anh… Read more →

Từ những di vật khảo cổ

Từ những di vật khảo cổdoducHai từ “khảo cổ” tôi được biết rất sớm. Cũng như vậy, những di vật khảo cổ như trống đồng Đông Sơn, mũi tên đồng, rìu đá rìu đồng cũng từng thấy nhiều lần trên sách và trong các trưng bày bảo tàng trong và ngoài nước… Thế nhưng thấy là thấy vậy thôi. Là… Read more →

Vài câu chuyện vụn

(Viết nhân ngày báo chí) Doduc Đề từ “ chữ trinh còn một chút này”Thời phổ thông, tôi yêu văn chương, nghĩ rằng đã thế thì thi tổng hợp Văn . Nhưng thi trượtTôi từng mê mẩn văn học xô viết, Đọc Pauxtopki gặp những áng văn mượt mà như suối nguồn trong trẻo. Ước một ngày nào viết được… Read more →

Tiếp khách mua tranh

DoducLà họa sĩ, dù không tham gia kinh doanh, nhưng có bán tranh nên cũng hay phải tiếp khách. Khách thì nhiều loại. Nhưng quý nhất vẫn là khách mua tranh. Họa sĩ là đám thèm tiền số một!Đến với phòng tranh có nhiều đối tượng. Người tiện đường ghé thăm, cũng có thể đến chỉ xem tranh suông. Người… Read more →

Tiếp cận nghệ thuật

Tiếp cận nghệ thuậtDoducCách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật rất quan trọng, vì cách nhìn khác nhau sẽ có thể cho người ta những kết luận trái chiều, xung đột khó hóa giải.Lại nhớ nhà văn Lê Lựu từng suýt bị kiện vì “ ông ấy viết chuyện “Sóng ở đáy sông” …là chuyện thằng Sóng con nhà tôi,… Read more →

Tôi viết báo thế nào

Tôi viết báo thế nàododucTôi viết báo tính ra đến nay đã 23 năm. Trước đó có thử bút lẻ tẻ những câu chuyện ngắn từ năm 1980, bài được bài không. Tôi yêu mục Tản mạn cuối tuần của tờ Lao động. Đó là tờ báo rèn nghề viết cho tôi, khi mỗi tản mạn không quá 300 chữ,… Read more →

Vẽ là cuộc chơi

DoducHiện nay phong trào vẽ nghiệp dư đang nở rộ khắp nơi mọi chốn từ Thủ đô đến các tỉnh thành trong nước. Hà Nội, Sài gòn nhiều nhất. Lò dạy vẽ mở ra do nhu cầu xã hội mới nảy sinh cho những người nghỉ hưu, người nhàn rỗi thích vẽ muốn có tí hoạt động nghệ thuật để… Read more →

Vẽ kĩ và vẽ sâu

Vẽ kĩ và vẽ sâuDoducĐây là câu chuyện bếp núc của nghề vẽ. Nó không dễ hiểu với những người ngoài nghề khi phân tích tác phẩm.Có những bức tranh vẽ kĩ đến chi tiết từng răng cưa của mỗi chiếc lá, hoặc từng gân mạch máu trên mu bàn tay người già như bản đồ sông ngòi, một sợi… Read more →

Có một gia đình như thế

Có một gia đình như thế( truyện cực ngắn)Dong nganNhững năm cuối cấp phổ thông, chị có mối tình đầu tiên. Mối tình đầu đời với chị thiêng liêng, nhưng rồi bất thành, chỉ vì nếu yêu anh thì cửa trường đại học sẽ đóng sập trước mặt với cái lý lịch đen: Bố chị là địa chủ bị xử… Read more →

Chuyện năm xưa

Chuyện năm xưa DoducÔng Thuận là ủy viên Ban biên tập.Uỷ viên biên tập của tờ báo có hai người. Hai ông đọc duyệt bài, đôi khi được ủy thác viết xã luận. Cũng có lúc làm bài vở thay tổng biên tập đi vắng. Tôi không biết vị trí Ủy viên to bé thế nào, nhưng cùng với ông… Read more →

Mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu DoducTôi không biết gì về tử vi. Nhưng thói đời càng không biết càng hay tò mò. Cũng có vài ba người lập lá số tử vi cho tôi giải mã nhiều điều, có đúng có sai, nhưng tôi cũng chẳng nhớ hết vào đầu, chỉ còn nhớ mình Mệnh vô chính diệu. Nghĩa là mệnh… Read more →

Triển lãm tranh nhóm “Cảm Âm” 2017

Cảm âm là cuộc gặp gỡ của 3 họa sĩ đã có nhiều năm tuổi nghề. Họa sĩ Đỗ Đức ( sinh 1945), họa sĩ Hoàng Đinh ( sinh năm 1953) và họa sĩ Bùi Việt Dũng( sinh năm 1957).

Các họa sĩ giải thích cái tên cuộc triển lãm là “ Cảm âm” rằng đó là sự cảm nhận âm sắc cuộc sống của mỗi người. Mỗi người có cách cảm và cách thể hiện khác nhau trên cũng chất liệu giấy, từ giấy dó thủ công đến giấy vẽ màu nước các loại trên thị trường hiện nay.

Đặc điểm triển lãm này là tranh giấy, chỉ một chất liệu giấy

Ba họa sĩ, ba phong cách trên giấy, ba cách nghĩ và ba cách thể hiện trên giấy, vậy thì cái tên cảm âm là hợp lý nhất cho triển lãm chung này.

Xin mời bạn bè yêu nghệ thuật tới thưởng tranh và trò chuyện cùng các tác giả.

Triển lãm được tổ chức tại 29 Hàng Bài, Hà Nôi.

Thời gian từ 9/3 đến 13/3/2017)

 

Tranh không bí mật, xin giới thiệu loạt tranh của tôi trưng bầy trong triển lãm này. Xin giới thiệu tranh của các họa sĩ bạn trong một bài viết khác.

Nghề đánh giậm

Doduc Đánh giậm có thể coi là nghề đứng sau chót trong mọi nghề: săn bắt tôm tép dưới nước. Một cái nghề sống dán một nửa vào thiên nhiên, chịu sự may rủi chi phối Đánh giậm, cái nghề khốn khổ luôn ngâm nửa người trong nước, đến độ ghét bỏ muốn rủa xả kẻ khác người ta dùng… Read more →

Cái bị

Doduc 1- Từ thuở lọt lòng tôi đã được mẹ đặt nằm trên chõng có lót manh chiếu cói.Tôi chắc đó chỉ là manh chiếu chứ không phải cái chiếu nguyên vẹn, vì từ khi lớn lên đến lúc thoát ly tôi chẳng thấy trong nhà có chiếc chiếu lành bao giờ. Lúc em tôi ra đời cũng thấy nó… Read more →

Nhớ mùa xôi trứng kiến

Nhớ mùa xôi trứng kiến Doduc Mọi năm cữ này , trời thường nồm, mưa lân phân,. Tháng Ba thanh minh cũng là mùa xôi trứng kiến. Xôi trứng kiến đen ngon đặc biệt. Kiến đen thường làm tổ trên thân vầu. Những bãi vầu bãi vẫn bãi hóp mọc ken dày đặc là nơi cư ngụ của loài kiến… Read more →

Những câu chuyện về Azit Nê-xin (2)

2- Nêxin chào thua doduc Trong đợt suy thoái toàn cầu, nhiều người mất việc làm, đói nhăn. Chuyện ấy không chỉ riêng trong giới làm công ăn lương mà trong tất cả các ngành kể cả văn học nghệ thuật. Nêxin ở nước Thổ cũng không phải là ngoại lệ. Văn ông không bán được. Đã thế đời sống… Read more →

Những gì còn nhớ (35)

Người hiểu Đen và Trắng (Viết về họa sĩ Nguyễn Trọng Hợp 1. Tiền nhân bảo: Có duyên thì có phận. Nhà Phật lại chỉ nói có một chữ duyên. Duyên cho người ta cơ hội. Không có chữ duyên, con người mất mát nhiều, có khi chẳng nhận được gì trong suốt cuộc đời. Duyên định phận người nên… Read more →

Những gì còn nhớ (34)

Nhà thơ Nông Quốc Chấn Trong hàng quan chức văn hóa tôi gần gũi ông Nông Quốc Chấn nhiều năm, mà rất ít nghĩ đến ông là quan. Tôi coi ông như người anh, là nhà thơ, dù thơ chưa phải suất sắc. Tôi biết ông rất sớm, từ những năm bom đạn Mỹ, lúc ông còn làm Chủ tịch… Read more →

Những gì còn nhớ ( 33)

NGƯỜI KHÔNG BIẾT XIN (Viết về Họa sĩ Nguyễn Bích Bây giờ thi họa sĩ nhiều như châu chấu, chứ thuở tôi mới vào nghề ít lắm. Ít đến nỗi chúng tôi kể tên vanh vách từng người ở khóa Đông Dương, khóa kháng chiến Tô Ngọc Vân trong và những khóa 1-2 – 3 sau hòa bình lập lại… Read more →

Những gì còn nhớ (31)

Chuyên quê hương Lâu lâu mới lại về quê, thăm chú em. Vẫn căn nhà buộc dứng trát vách, chân tường hở hoác. Những chỗ thủng nát quá thì lại dùng xi măng trát cứng. Chỗ nặng chỗ nhẹ, chỉ cơn gió phơn qua là bức tường đã rung rinh, không biết sẽ đổ lúc nào. Thế mà chú vẫn… Read more →

Những gì còn nhớ (30)

Yết Kiêu ngoại truyện HỌA SĨ TRẦN ĐÔNG LUONG doduc Nhớ đến ông tôi lại nhớ đến bức tranh lụa: “Anh hùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch” đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Ông là một tên tuổi lớn. Khi tôi mon men vào trường Mĩ thuật thì ông cũng đã vào tuổi xế chiều.… Read more →

Những gì còn nhớ ( 29)

Tình yêu của Tạ Quang Bạo Lâu lắm rồi, vào những năm những năm tám mươi của thế kỉ trước Tạ Quang Bao bày tượng thạch cao trong một triển lãm chung, bức tượng có tên “ Tình yêu”. Tượng diễn tả đôi tình nhân ngồi bên nhau,gần sát nhau, lưng thẳng đứ. Họ yêu nhau nhưng cả hai bên… Read more →

Những gì còn nhớ (27)

Hứa Tử Hoài 16 tháng 10 2013 lúc 17:05 doduc nhà điêu khắc Hứa Tử Hoài Tôi gặp Hứa Tử Hoài năm 1971 tại bảo tàng Việt Bắc. Đó là Bảo tàng Cách mạng, trực thuộc Khu tự trị. Lúc ấy anh mới 29 tuổi. Hiền lành, ít nói, gương mặt anh thật phúc hậu, lúc nào cũng như đang… Read more →

Những gì còn nhớ ( 26)

Nhớ Nguyễn Sáng Tôi gặp Nguyễn Sáng vào năm 1967, khi về học tại Đại học mỹ thuật Hà Nội,trong lần đến thăm ông tại căn hộ trên chục mét vuông tại số nhà 65 phố Nguyễn Thái Học. Nhìn ngoài, dáng vẻ ông lầm lì , không dễ gần. Nước da lá chuối nướng tái sẫm thêm do rượu,… Read more →

Những gì còn nhớ ( 25)

Bonjour Henri Oger Tôi không có may mắn được dự buổi ra mắt tái bản cuốn sách kĩ thuật người Anam của Henri Oger(1909) tại L’Espace, trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội và triển lãm “sự việc và hành động- Thị dân và nông dân đầu thế kỉ xx”. – Triển lãm hình vẽ và và kí họa… Read more →

Những gì còn nhớ (24)

Vẻ đẹp trường tồn Lê Công Thành là nhà điêu khắc tài danh. Ông quê ở Đà Nẵng. Sáng tác của ông tập trung vào phô diễn vẻ đẹp cơ thể phụ nữ.   Viết về Lê công Thành với tôi là quá sức, bởi nhận thức được sự sâu lắng phía sau những khối hình ông tạo ra cũng… Read more →

Những gì còn nhớ (23)

Người chép sử làng đã ra đi   Đó là ông Nguyễn Khắc Quýnh, tự Vũ Quảng người xã Ninh Hiệp,huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Khoảng một tuần trước ngày rời bỏ thế giới này, ông còn hào hứng gọi điện thoại cho tôi khoe rằng ngoài lớp Hán nôm ở Điếm Kiều, Ninh Hiêp, nay ở Phù… Read more →

Những gì còn nhớ (22)

Người Thày số Một Đến bây giờ tôi vẫn nhớ in khuôn mặt thày. Da sáng, chân mày hơi xếch, mắt tinh anh toát ra vẻ thông thái hiền từ của một trí thức ngăn nắp! Thày ưa mặc đồ sáng. Rất ít khi thấy thày trong bộ y phục màu tối. Khóa Mười tại chức bọn tôi ( 1976-1980),… Read more →

Những gì còn nhớ (20)

Bà là Mộng Bích   Đến giờ tôi vẫn còn nhớ tên bức tranh là “ Bà già” của Mộng Bích, nhưng không nhớ năm bức tranh được trao giải. Chỉ mang mang đó là lần đầu tiên Hội Mĩ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm khu vực, mở đầu định kì hàng năm và có trao giải. Bức… Read more →

Những gì còn nhớ (19)

Anh Chí lùn Mấy chục năm qua rồi, hình ảnh duy nhất của anh để lại chỉ là cái dáng thấp, mập tạo cho anh có cái tên kép: Chí lùn để khỏi lẫn với vài ba ông chí choét khác. Anh người Hà Nam lên khai hoang phá rậm vào những năm sáu mươi, khi có những chiến dịch… Read more →

Những gì còn nhớ (18)

Chuyện trẻ con Thiết con bà quản Muối học trên tôi hai lớp, buổi sáng thường đi học cùng đường. Anh ấy béo phục phịch, mặt đỏ Quan Công, nói năng líu ríu. Không hiểu sao mới học có lớp bốn mà anh đã quen thói kẻ cả, nói cái gì ra là luôn tỏ vẻ quan trọng. Một hôm… Read more →

Những gì còn nhớ (17)

Đa Đa không phải cây đa, mà Đa là tên thằng bạn học cùng tôi thời phổ thông Nó học cùng lớp. Tôi học không khá lắm , nhưng gặp bài toán khó tôi giải trong một giờ thì nó mất nửa ngày…rồi bỏ dở. Thuở ấy đến trường, mỗi khi giải lao thì trò chơi duy nhất là đánh… Read more →

Những gì còn nhớ (15)

Họa sĩ Đại tá Huy Toàn   Tôi biết đến họa sĩ Huy Toàn ( Lê Huy Toàn) từ những minh họa trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Bức minh họa gây ấn tượng lớn với tôi là hình ảnh người lính vắt chiếc khăn mặt đẫm mồ hôi trên đường hành quân. Nhìn bức minh họa đen trắng… Read more →

Những gì còn nhớ (13)

Đức ” râu” Trùng tên với tôi, nhưng phần đệm hơn được chữ Mạnh, còn tôi thì đệm thì chỉ có chữ Văn. Mặt dài, râu quai nón, nên tự nhiên được mang biệt danh Đức “râu”, để phân biệt với tôi trong lớp,  Đức ” ngựa” là  hay vẽ ngựa. Bộ râu quai nón mọc nhanh như cỏ dại… Read more →

Những gì còn nhớ (12)

Họa sĩ Lê Thanh Đức Doduc Tôi quen tranh ông trước khi quen người. Đó là bức tranh “Thủ đô giải phóng” mô phỏng cảnh bộ đội về tiếp quản thủ đô năm 1955 được in trong sách, được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật. Bối cảnh trong tranh là phố Hàng Đào, đoàn quân chiến thắng đang giễu… Read more →

Những gì còn nhớ (11)

Họa sĩ Anh Thường Ông tên là Anh Thường Vâng, tên rất thường, nhưng nghề thì không thường mà khá bất thường. Ông nằm trong bộ ba Lưu Yên- Anh Thường-Hoàng công Luận được ưu ái tiễn ra trường sớm, không có bằng tốt nghiệp. Lí do: tìm tòi quá sơm, vẽ quá mới, không theo đúng quy thức trường… Read more →

Những gì còn nhớ (10)

Ngắm tàu xuôi ( Về họa sĩ Lê Trọng Lân) Có những con người sống cạnh ta , hàng ngày vẫn giao tiếp vẫn trò chuyện nhưng ta không thể nào hiểu biết hết người ấy. Xung quanh luôn như có lớp sương mù bao phủ làm cho họ trở nên huyền hoặc. Đó là Họa sĩ Lê Trọng Lân,… Read more →

Những gì còn nhớ (9)

“Pép” Doduc Đi “pep” thôi… ( viết về họa sĩ Doxuandoan) Đó là từ của Đỗ Xuân Doãn rủ đi uống bia hoặc ăn nhậu gì đó. Tôi làm ở nhà xuất bản, Đỗ Xuân Doãn là họa sĩ của Xưởng họa quốc gia. Ông là cộng tác viên, vì thế mà chúng tôi quen nhau. Ông gầy, người thẳng… Read more →

Những gì còn nhớ (7)

Người không kẻ thù ( Viết về chị Nguyệt, người làm tạp dịch ở cơ quan) Chị là người đặc biệt vì chẳng có gì đặc biệt. Ai cũng cần chị nhưng lại có cảm giác chị như người đứng ngoài cái cộng đồng mà người ta gọi là cơ quan, mặc dù chị là nhân viên của phòng hành… Read more →

Những gì còn nhớ ( 6)

Thẩm định văn chương ( Viết tưởng nhớ ông Trần Văn Tấn) Ông là thủ trưởng của tôi gần chục năm. Chục năm làm việc dưới quyền ông nhưng tôi chẳng biết gì về ông cả. Chỉ lơ mơ trước đây ông là nhà giáo dạy ở Đại học sư phạm, rồi chuyển ngạch sang ngành xuất bản. Ông có… Read more →

Những gì còn nhớ (3)

Chết cho tình yêu Có những con người ta gặp một lần mà rồi mãi không quên, dù chẳng có mối quan hệ gì mật thiết… Tạ Thâm,với tôi là một người như thế. Lần đầu tiên diện kiến ông ở Thái nguyên khi ông từ Tây Bắc đem cây tính tẩu cải tiến sang giới thiệu với đoàn văn… Read more →

Chuyện sao và dự án

doduc 1-Vừa rồi trên mạng xã hội ồn ào về dự án vụ lấp sông Đồng Nai . Ông chủ bỏ ra hơn ba ngàn tỉ làm chuyện này lớn tiếng thanh minh: Tôi làm vụ này không phải vì tiền. Nghe ông trình bày thì toàn là chuyện vì vẻ đẹp của đất nước , vì cuộc sống tốt… Read more →

Những gì còn nhớ (2)

Chiều biên giới em ơi… (Viết tiễn nhà thơ Lò Ngân Sủn) “ Đi ngay ngày rét nhất Lòng tắt lửa biên cương” ( thơ Đoàn Nam Sinh) Sau chiến tranh biên giới 1979 trên sóng nhạc phát thanh xuất hiện bài hát “ chiều biên giới” quyến rũ cả một thế hệ. Giai điệu bài hát mượt mà đầy… Read more →

NHỮNG GÌ CÒN NHỚ (1)

Lời dẫn “Những gì còn nhớ” tên tập sách tôi đang hình thành. Đó là chân dung những người mình từng quen biết. Người đó có thể là cha mẹ, hoặc thầy dạy hoặc bạn bè, bạn học, người quen, thậm chí không quen mà chỉ biết tiếng…Viết về những người quen biết, là những bức chân dung nhỏ, có… Read more →

Những trang đời (15)

Còn nhớ căn hộ được phân ở trên Thái là cái chái hội trường nằm trên đỉnh đồi cao, hướng Bắc ,chừng 16 mét vuong. Mùa đông gió thốc thẳng vào cửa rét thâm tím. Cuộc sống vất vả giết chết cảm xúc sống. Hầu như lúc nào cũng đầy mối lo, thiếu cái này cái kia, lương bổng thế… Read more →

Những trang đời (14)

Phải nói có chiếc xe đạp lúc ấy còn sướng hơn đại gia bây giờ mua được MV. Có chiếc xe, vợ tôi bế con hãnh diện ngồi sau mỗi khi vi vu. Bây giờ nếu phải có việc đi đâu, không còn ngại nữa. Nhưng sinh vào thời ấy , chiếc xe đạp đâu phải là phương tiện dùng… Read more →

Những trang đời (10)

Một nhà chính trị nào đó đã nói, giành độc lập cho đất nước khó, nhưng xây dựng cho đất nước giầu mạnh còn khó hơn nhiều. Tôi không phải nhà chính trị nhưng về đời sống gia đình tôi có thể kết luận, tìm được người bạn đời tâm đầu ý hợp là rất khó, nhưng để xây dựng… Read more →

Rừng xanh chẳng thiếu thứ gì

Doduc Nếu đã từng ở rừng hẳn bạn sẽ biết một loài thú nhỏ có cái vòi dài, đầu vòi khá giống mõm lợn, vì thế mà nó có tên Lửng lợn. Lửng lợn là giống thú hoang chuyên sục tìm ăn tổ mối. Gặp được tổ mối là nó cắm đầu đào bới chẳng còn biết gì đến xung… Read more →

Đồng Văn phố cổ

Đỗ Đức Chẳng được như Hội An bề thế, kề bên biển cả và Quốc lộ Bắc Nam. Đồng Văn, huyện địa đầu Tổ quốc cũng có một chút gì để khoe với cả nước. Đó là dãy phố cổ có chiều dài chừng một kilômét nằm áp dưới chân núi Pù Lở. ở đây vẫn tường trình mái ngói… Read more →

Chuyện núi chuyện rừng

doduc Bao nhiêu năm nay người ta giương cao khẩu hiệu: đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Vậy đã đưa bằng cách nào và đã làm được gì từ khẩu hiệu đó? ? Đưa dân đi khai hoang phá rừng lập nên những làng miền xuôi trên núi. Rừng bị bóp chết dần bằng khai thác dã man. Còn… Read more →

Biết khóc cho trâu

Doduc Nhà văn Nguyễn Văn Bổng thuộc lớp đàn anh của thế hệ nhà văn hiện nay đã từng có tiểu thuyết mang tựa đề “Con trâu”. Tiểu thuyết từng được trích đoạn đưa vào sách giáo khoa. Đọc nó mới biết con trâu thời kháng chiến được bảo vệ như thế nào. Như sinh mạng người! Thành ngữ Việt… Read more →