Kính chào Ngài COURBET
dodưc
Jean Désiré Gustave Courbet (10 tháng 6 năm 1819 – 31 tháng 12 năm 1877) là một họa sĩ người Pháp nổi tiếng, một nhân vật tiên phong của chủ nghĩa hiện thực. Gustave Courbet sinh ra ở Ornans, miền nam nước Pháp. Ông đến Paris lập nghiệp với một quan điểm thẩm mỹ mới. Với Courbet “Hội họa cơ bản là một nghệ thuật cụ thể và hội họa phải dùng để thể hiện những vật có thật và hiện đang tồn tại”[1]. Gustave Courbet trở thành một gương mặt quan trọng của nghệ thuật thế kỷ 19 và các tác phẩm của ông mang đầy tính tư liệu ghi lại xã hội.
Tên khai sinh Jean Désiré Gustave Courbet
Bút danh:alias
Sinh 10 tháng 6, 1819.
Ornans, Doubs, Pháp
Mất 31 tháng 12, 1877 (58 tuổi)
La Tour-de-Peilz, Thụy Sĩ
Quốc tịch Pháp
Lĩnh vực Hội họa, điêu khắc
Đào tạo Antoine-Jean Gros
Trào lưu Chủ nghĩa hiện thực
Người bảo trợ Alfred Bruyas
Ảnh hưởng tới Whistler, Cézanne, Hopper
Giải thưởng Huy chương vàng – 1848 Salon; Đề cử Bắc đầu bội tinh Pháp năm 1870, – từ chối.( tư liệu lấy từ Goolgle)
Tại bảo tàng nghệ thuật Ooc-xay, thủ đô Pa-ri hiện lưu giữ bức tranh cội nguồn của sự sống, vẽ rất kĩ bộ phận sinh dục của một phụ nữ. Bức vẽ theo lối hiện thực, kĩ lưỡng đến mức người ta tưởng là ảnh chụp. Ông là họa sĩ vào giai đoạn cuối của Phục hưng, khá danh tiếng.
Bức tranh ra đời xôn xao dư luận, từng bị cấm trưng bày hàng chục năm vì nó gây ra sự phản ứng trong giới quí tộc Pháp. Nhưng quan điểm sáng tác của ông và sự mạnh mẽ của cây bút hiện thực đã nhấn chìm làn sóng dư luận để tác phẩm buớc vào cuộc sống công chúng.
Tháng 5/2009 tôi đã may mắn được đứng xem tận nơi bức tranh này trong bảo tàng. Một Việt Kiều đưa tôi đi, ông không dám đến gần bức tranh, đứng dạt sang bên cạnh rồi cứ che miệng khúc khích. Có những tác phẩm nghệ thuật không phải bao giờ cũng dễ dàng được chấp thuận, bỏi nó đi vào đường biên giữa cái tuyệt vời và sự lố bịch, lúc ấy tác phẩm như diễn viên xiếc đi trên dây vậy. “Cội nguồn của sự sống” là như vậy.
Ở ta chắc ít người được chiêm ngưỡng tác phẩm danh tiếng này vì những quan niệm nho giáo hằn sâu vào bao nhiêu thế hệ , đã thấm vào gen, coi sự phô diễn cơ thể gần với sự dung tục. Nhưng ở Phương Tây thì tác phẩm là sự chứng tỏ bản lĩnh nghệ sĩ và may mắn đó là môi trường có khả năng trọng thị khi tiếp cận với các giá trị sáng tạo cá nhân và chấp nhận nó.
Ông cũng có một tác phẩm rất ngạo với tiêu đề ” Kính chào ngài Cuốc- bê. Họa sĩ tự trào khi chơi trò tự tôn vinh vì ông lại là họa sĩ rất gần với đời sống lao khổ và bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ, từ chối cả giải thưởng quốc gia cao quí. Với ông, cuộc đời nghệ sĩ là cống hiến, cả xã hội trân trọng tiếp nhận thì đã cao hơn mọi thứ huân chương rồi. Vói ông, một lời chào của một con người bình thường còn quí hơn cả một danh hiệu phù phiếm. Hỏi mấy người đã được như ông? 2/5/2010