Mơ bao giờ cũng đẹp!

doduc
Đời mình có mấy lần mơ.
1 – Lần đầu là mơ trên trang vở học trò, mơ theo người khác. Nói chính xác là mơ theo ông lão trong bài thơ Tố Hữu mà câu kết thật hào sảng. Đó là “ Và mìm cười khoan khoái/ Lão ngồi mơ nước Nga”. Lúc ấy là đi một chiều, nghe một hướng nên vui lắm. Gía như bây giờ thì sẽ có phản biện ngay, rằng đó là mơ hão. Phải tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, làm gì có chuyện mơ mà có cả! Thực ra kĩ năng sống cha ông ta để lại cũng nhiều, nhiều cái hay nhưng thói lười biếng và quen đi ngang về tắt, làm ít muốn ăn nhiều nó làm hỏng dần tố chất lương thiện trong con người mình. Mơ thế là thứ không nên mơ, thứ mà suốt đời chỉ có trong mơ.
2 – câu chuyện này nghe kể ở It-xra en, họ đã có một nơi thử nghiệm mô hình chủ nghĩa cộng sản, nơi không giàu không nghèo, nơi làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, giống lý luận của ông Cả lú nhà mình nhưng rồi chắc nó không tưởng nên không thấy nói về nó nữa, còn ở ta các bác ấy vẫn bám cái phao xẹp hơi đó để lừa đảo, thực tế thì đang cướp phá thời trung cổ.
Không biết thật đến đâu, nhưng nghe làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu cũng cũng hấp dẫn ghê gớm.Nhưng nhân mô hình đó chắc không thể tồn tại! Làm được thế,chắc chắn đó phải là sự gặp nhau của những tinh hoa khi con người suy nghĩ chẳng bao giờ như nhau! Xã hội như thế, nó đòi con người hoàn toàn tự giác mới được, chứ người ba đấng của ba loài sức đâu mà quản nổi! Thực ra, câu chuyện gần giấc mơ hơn là thật.Vâng, mơ thì muôn đời người ta vẫn mơ, nhưng thành sự thật thì chắc chỉ mươi phần khả năng nằm trong tầm giải quyết của con người!
3 – Mới đây nhất tôi lại được nghe câu chuyện như mơ do một người bạn kể. Anh bảo đã đọc thông tin này trên một tờ báo Nga, rằng ở Thụy Điển có một thành phố hiện hữu một “ngân hàng thời gian”. Ngân hàng lưu giữ thời gian cho ai đủ tin cây gửi thời gian vào đó. Ví dụ ông A vẽ cho chị B một bức tranh, được định giá là ba ngày. Chị B lấy tranh và ba ngày kia được gửi trong hồ sơ ngân hàng. Lúc ông A có việc cần sửa chữa điện nước, người ta kiểm tra thấy thời gian sửa cần hai ngày và điều thợ đến. Vậy là vốn trong ngân hàng thời gian của ông A chỉ còn lại một ngày…còn anh thợ nước kia có thêm hai ngày cộng vào trong vốn. Anh bảo đó là một thành phố tinh hoa, của những người hiền, không trộm cắp lừa đảo, người nọ làm cho người kia tính bằng thời gian của người có chuyên môn cao, chất lượng tốt và cất giữ thời gian của mình an toàn ở ngân hàng như tiền. Công dân thành phố vẫn là công chức, vẫn tiêu tiền lương nhận từ cơ quan nhà nước vào những việc cần thiết, nhưng khi trở về cộng đồng thay vì dùng tiền thì người trong thành phố phục vụ nhau qua xử dụng ngân hàng thời gian rất hiệu quả mà chất lượng cao!
Tôi hỏi bây giờ thì thế nào. Anh bảo giờ bị đứt đoạn thông tin nên không rõ thành phố đó còn tồn tại không? Nếu là thật thì đó chính là xứ sở thần tiên của loài người mà mình mơ ước có một lần tới thăm.
Nghe nói ở It-xra-en người ta cũng thử mô hình môi làm theo năng lực , hưởng theo nhu cầu kiểu
Trở lại ba câu chuyện giấc mơ và cuộc sống như mơ trên đều có chung một điểm , đó là phản ánh mơ ước muôn đời của con người tiến tới một xã hội nhân ái công bằng dân chủ văn minh.
Bên Châu Âu, các nhà tư tưởng từ Sanh Si Mon đến Mông tét- xki- ơ đã từng mơ ước cách đây mấy trăm năm khi nghĩ đến các cuộc cách mạng xã hội
Ở ta từ xa xưa mơ ước đó được đặt trong truyện Từ Thức gặp tiên. Còn thời hiện đại thì gặp trong thơ Tố Hữu.
Mơ bao giờ cũng đẹp, còn cuộc sống thật bao giờ cũng gian nan. Nhưng chúng ta nên tiếp tục mơ cho cuộc sống mềm mại đi, còn muốn sống cho tươi tắn thì vẫn phải biết làm việc thì giấc mơ sẽ thành hiện thực! 16/4/2016