doduc
Chợ Bắc Hà họp tuần một phiên vào chủ nhật. bây giờ ở miền núi, các phiên chợ huyện đều họp vào ngày ấy. việc họp chợ phiên vào ngày chủ nhật hình thành dần từ ngày chiến thắng điện biên phủ. chủ nhật là ngày nghỉ, nên chợ búa thuận cho cả người dân và anh công chức miền rừng, có lẽ vì sự hợp lý ấy mà chợ vào chủ nhật dần thành ngày chung của tất cả các huyện vùng cao.
Năm 2001, tôi đã đi chợ phiên bắc hà này vào một ngày cuối thu, khi mà các mảnh nương bậc thang chạy dài hai bên sườn núi chỉ còn trơ lại gốc ra, khô xác. đôi chỗ rơm lúa được đốt, để lại những đống gio trông hệt mấy miếng vá trên lưng con mèo khoang, nhộm nhoạm. lúa về bồ, ngô lên gác, công việc đồng áng đã hoàn tất thì người ta đổ ra chợ. những ngày chợ sau tháng 10 bao giờ cũng đông hơn những ngày khác trong năm, con người mặt mũi cũng hứng khởi rạng rỡ, vì dù thu hoạch có kém cũng là có lưng vốn. ra chợ họ có quyền khề khà dài dài với bát rượu bên chảo thắng cố ngựa, ăn cùng bánh ngô, hoặc bình thản sà vào vào các hàng phở la liệt chiếm đến một phần tư chợ để thưởng thức vị béo của thịt gà, thịt lợn. nên vào giữa buổi chợ ồn ào náo nhiệt như sân ga ngày tết, chỗ nào cũng chen chúc.
vậy mà chợ có một góc lại tĩnh lặng đầy thi vị. đó là góc bán chim. chim trong chợ bắc hà không có nhiều loại vì người ta khai thác tự nhiên, có gì bán nấy, nhưng cũng khá phong phú. nào sẻ rừng, ngũ sắc, khướu bạc má, chú chào mào… nhưng nhiều nhất vẫn là hoạ mi. mi núi vùng này nhiều và người rẻo cao cũng yêu nó bởi tiếng hót hay, giọng hót khoẻ và hơn cả là máu anh hùng. khi xung trận, hoạ mi như một chiến binh la mã, không biết điểm lùi, giống tính khí hảo hán vùng sơn cước. người mua, người xem cùng xúm vào bàn tán, chọn chành chim hoạ mi nhiều nhất. lần ấy, tôi quen lù a giáo, người bán chim già nhất của hội buôn chim. thấy tôi chăm chú xem chọn, a giáo cười khà thân mật “con này tốt đấy, mua đi/ bảy mươi nghình được chưa? tôi vừa láy giá sáu mươi, xin lộc mười nghình thôi”. thấy tôi chần chừ, a giáo hạ giọng thăm dò “thế nào?”. tôi bình phẩm vài lời về con chim định chọn. lão ngỏng tai nghe, đầu gật gật, mắt nheo lại “máy chục năm bán chim, tao tháy mày nhìn chim khôn hơn tao. chuyện một tí đã biết mày giỏi rồi. thôi bán hoà vốn sáu chục. nghe mày nói học được một tí là có lãi rồi”. rõ ràng lão cảm tình với tôi thật và còn thêm chút nể vì. bởi trước đó tôi đã thấy lão quát giá hai trăm con chim này với một tay lái xe…
rồi kết cục tôi cũng lấy con họa mi giá sáu chục và biếu thêm a giáo một chục như ý lão ban đầu, chỉ nêu thêm một điều kiện: kiếm cho tôi con ngũ sắc, lần sau sẽ lên lấy.
lúc cao hứng thì nói thế, nhưng ra đến cổng chợ mới chợt nhớ mình vẫn chưa kịp hỏi địa chỉ nhà a giáo, còn a giáo lại chưa biết tên tôi. còn tôi, nhờ cầu âu rồi cũng quên rất nhanh bởi bao công việc hàng ngày. lần này trở lại bắc hà tôi lại chợt nhớ a giáo và lời hẹn. tôi đến ngay góc chợ bán chim, chợ có vẻ nhiều người bán chim hơn lần trước. nhìn mãi không thấy a giáo, tôi hỏi một ông người mông đang chăm chút cho con mi làm hàng, thì được biết a giáo đã bỏ chợ ba phiên rồi, hình như ốm đau gì đó… tôi tự khoe là bạn a giáo, và nói lần trước đã dặn a giáo kiếm cho con ngũ sắc. ông người mông lúc ấy mời chăm chăm nhìn tôi nói: “à, tao biết rồi, gần hai năm nay, lần nào ra chợ cũng thấy a giáo mang theo con ngũ sắc, đẹp lắm, ai hỏi cũng không bán, bảo là chim này để cho bạn rồi. có người trả giá cao lắm nhưng a giáo vẫn lắc đầu không chịu…”
hoá ra a giáo vẫn giữ lời hẹn, một lời hẹn cầu âu dù lão cũng chưa kịp gật đầu để hứa. vậy là lão đã không quên, đã thực hiện lời đề nghị của tôi với tấm lòng của người bạn tri kỷ.
30.10.2005
1 comment for “Lời hẹn cầu âu”