Tướng chăn bò
Doduc
Câu chuyện này cũng chẳng có gì huyền hoặc, vì là chuyện thật. Người kể cho nghe là một cựu Đại tá quân đội, nay là một doanh nhân thành đạt. Ông bảo thời chiến tranh có biết một ông Tướng, tạm gọi tên Kèo. Xưa nay, muốn tranh phiền hà người ta cứ gọi tên Kèo tên Cột cho ngon lành. Kèo lúc bé đi chăn bò cho chủ điền. Đói khổ của đời đi ở là chuyên thường tình đã nếm đủ cả. Cho đến một ngày được giác ngộ, Kèo lén đi theo cách mạng làm giao liên. Vì làm nghề đuổi bò từ bé nên vào làm giao liên rất thuận. Công việc thường xuyên gần cấp trên Kèo tiến bộ rất nhanh, ông được tín nhiệm trong mọi công việc . Ông cứ thế trưởng thành dần từ hạ sĩ đi lên úy, lên tá chẳng mấy nỗi. Chiến tranh là một trường học lớn. Ông học rất nhanh ở lớp đàn anh đi trước những kinh nghiệm và lập nhiều công trạng. Cũng có vài lần Kèo được đi đào tạo nhưng thời chiến thì làm gì có chuyện học thêm văn hóa, chủ yếu là qua các lớp chỉnh huấn chính trị và học chiến thuật. Ông có năng khiểu nhà binh. Người ta đọc bản đồ, động tí là giấy bút . Kèo chỉ cần cái que như roi bò vẽ lên mặt đất vạch kế hoạch cho mỗi trận đánh, thế mà lập rất nhiều chiến công. Đồng liêu bảo trình độ học vấn không có nhưng ông bẩm sinh có máu Gia Cát trong người. Có trận liều mạng bắt chước Võ hầu mở cửa thành chơi đàn mà địch phải rút. Xong trận, người vữa mồ hôi, tắm ba lần mà mồ hôi vẫn tháo ròng ròng. Sau này kể lại răng còn đánh lập cập, dù rằng có người bảo ông có gan hổ báo. Ông thành thật, là hổ báo gì đi nữa thì thấy chết cũng khiếp bỏ mẹ. Chiến tranh đâu phải trò đùa.
Cựu Đại tá nói: Kèo tuy là tướng nhưng hồn nhiên lắm. Ông hay kể những chuyện đại loại cứ nhắc đến là cười vữa nước mắt. Chẳng hạn hồi giải phóng Kèo cho tập hợp dân một buôn để phổ biến việc quân quản, yêu cầu mọi người phải trật tự , ra vào hội nghị phải có lí do và phải xin phép. Vừa phổ biến được vài chục phút, thì một người đứng lên giơ tay: xin phép cho ra ngoài một lúc/ Hỏi lí do thì hắn hồn nhiên, thưa lãnh đạo, cho mình đi ỉa cái con cặc.? cả hội trường bưng miệng cười khục khục. Kèo quát lớn: “Không được láo, định gây rối cuộc họp hả”. Chưa kịp gọi vệ binh vào tóm cổ tên gây rối thì hắn đã ôm bụng run bần bật, són ướt cả đũng quần. Cả hội trường im phắc. Một ông lão khác đứng lên giải thích: Khong phai ong ay noi bay dau, ong ấy xin phép đi đai đay. Người dân tộc biết ít tiếng Kinh, chỉ biết nói thế thôi.
Thế là cả hội trường vỡ bung trong tiếng cười. Kèo cũng sặc lên vì không nín được.. Cựu đại tá kể đến đây cũng ràn rụa nước mắt. Chuyện kiểu ấy của Tướng Kèo nhiều vô kể. Nói thì nói cả ngày không hết. Tướng Kèo là thế đấy. Đánh giặc giỏi, sống dân dã, còn các việc khác chẳng biết gì.
Đại tá kể tiếp,:khi chiến tranh kết thúc, Kèo được gắn hàm thiếu tướng. Nhưng hàm ấy như để ghi nhận thành tích chiến trận thôi, chứ ông ấy chẳng học nổi cái gì dính đến khoa học quân sự trên sách vở. Khi nói đến chuyện hồi hưu, tướng Kèo bảo: Đời tôi có hai việc, một là chăn bò, hai là chỉ huy đánh trận. Ngoài hai việc đó thì chẳng biết việc gì khác nữa, kể cả nấu cơm.
Nhưng thời bình, xây dựng quân đội hiện đại thì Kèo không thể đi tiếp. Tuổi tác với trình độ ấy ông cuối cùng cũng rồi cũng hồi hưu.Sau đấy hai người không có cơ hội gặp nhau nữa. Tướng Kèo về quê còn đại tá thì đứng ra lập doanh nghiệp.
Mười năm sau tôi gặp cựu đai tá doanh nhân tai Đà Lạt. Ngồi bên quán cà phê, chuyện nọ xọ chuyện kia, nhớ chuyện tướng Kèo, tôi hỏi ông ấy bây giờ thế nào? Cựu Đại tá cười bảo, ổn rồi, bây giờ ông ấy lại chăn bò. Trại bò của thằng con giai. Nó làm kinh tế trang trại, có hẳn trại bò hàng trăm con. Mãi chẳng kiếm được ai giúp việc, thế là nó giao liền cho ổng. Ổng cũng nhân liền. Tôi cười, từ thằng bé chăn bò, đi đánh giặc để thoát kiếp đi ở bây giờ lại về với đàn bò. Trước làm thuê cho chủ, bây giờ làm thuê cho con, đời hay thật.
Cựu Đại tá cười ý nhị. Mắt chớp chớp , ông ngửa mặt nhìn lên vòm lá thông đang bắt nắng đầu hè chỗ sáng chỗ tối lung linh. Tôi cũng im lặng, trong đầu chợt nhớ tới những chiến binh cùng thời với mình, nhiều người ra quân, cấp bậc cũng hàng Tá. tương đồng trong các loại việc thích hợp. Chẳng có ai chịu ngồi không. Tôi lại nhớ chuyện năm 1985 đến Kratxnoida (Liên xô) dự trại sáng tác gặp một ông già mặc quân phục đeo huân chương trông nom và giới thiệu cho khách tham quan Bảo tàng địa phương. Hỏi ra mới biết ông được phong là Anh hùng trong chiến tranh. Nơi đây cũng là mảnh đất Sapaep viết nên tiểu thuyết “Đội cận vệ thanh niên”. Về hưu, nhớ chiến trường và bè bạn, nên ông xin làm người bảo vệ và giới thiệu ở Bảo tàng chiến tranh địa phương nơi mình từng chiến đấu trong chiến tranh vệ quốc.
Cuộc sống là như vậy
1/5/2011