Qúa giới hạn
DODUC
1- Cho đến bây giờ có rất nhiều người thành thật với tôi rằng không biết khấn khứa gì trước bàn thờ tổ tiên, cứ lễ lạt là thắp hương đó thôi.
Đã có thời biết chữ nho là dính với tư tưởng phong kiến, biết chữ Pháp là dính đến đế quốc. Có người biết ngoại ngữ mà phải giấu bặt, nếu tỏ ra hiểu biết rất dễ bị qui là là phản động.
Mỗi một ngoại ngữ là một cái cửa sổ nhìn ra thế giới. Nhà có của sổ là nhà thông thoáng mát mẻ mà người ta đã từng biến căn nhà thành cái nấm mồ kín mít, đóng chặt các cửa sổ lại.
2- Bây giờ, rằm- mồng một mọi nhà đều thắp hương. Bàn thờ bày hoa quả, trước cúng sau ăn chẳng mất gì mà lại yên lòng với thần linh.
Có một lần tôi được nghe ông Vũ Kì người phục vụ Bác Hồ kể chuyện rằng Bác đã giải thích về ý nghĩa của SÓC- VỌNG rằng: mồng một là ngày SÓC, rằm mười lăm là ngày VỌNG. Sóc là thắp hương ngày đầu tháng người ta đưa ra những dự định công việc trong tháng, vọng là thắp hương giữa tháng, là nửa thời gian còn lại người ta kiểm điểm xem đã làm được gì để rồi khắc phục cho hoàn thành công việc đã dự kiến. Có lẽ đó là giải thích của Bác, chứ còn rằm mồng một có thể mang ý nghĩa khác mà người ta chưa được biết. Nhưng nếu theo cách đó con người cũng sẽ khá hơn nhiều.
3- Sóc – vọng thực hiện trước bàn thờ tổ tiên, hoặc nơi đền chùa. Sóc vọng là lúc con người thành tâm nhất, ít ra là với tiền nhân của họ, để thỉnh cầu
. Nhưng sự việc thường bị đẩy đi xa hơn. Khi người đói rách chỉ dám cầu cho đủ miếng ăn thì đám ham quyền lực lại xin phù hộ thăng quan tiến chức vù vù, kẻ buôn gian bán lận thì suýt xoa xin một vốn bốn lời. Lòng tham khiến họ cũng lôi cả tổ tiên thần thánh vào sự gian lận vô lương. Họ điên đảo vay tiền tỉ từ các ông hoàng bà chúa, hứa hẹn trả lễ nếu được thăng tiến, ăn nên làm ra. Họ móc nối cả với thánh thần. Nếu ai mà thính tai đi thăm đền chùa ngày tết sẽ nghe được các lời khấn vo, lộ đủ lòng tham xin đủ mói thứ ở tất cả các cửa, lẫn lộn lung tung. Sóc vọng mà như vậy thì cũng chỉ góp phần gây thêm tội ác. Đó chính là mê tín đến cuồng tín của loại người rất lùn về văn hóa sống. Họ chẳng hiểu khi đứng trước bàn thờ là lúc con người tĩnh tâm để trở lại làm người. Do sự mù lòa vì thói tham lam nên họ lẫn lộn rằng lên chùa trước Phật thì chỉ cầu, còn xin thì ở đền phủ nơi thờ thánh thần. Cầu là cầu bình an, cầu cho no đủ. Còn khi xin thì xin được càng nhiều càng tốt. Bây giờ xem ra chỗ nào cũng cầu, chỗ nào cũng xin, kể cả cửa phật.
Cúng lễ khởi điểm như một hình thức giáo huấn để con người trở nên hoàn thiện thì đã biến thái sang mê muội vì lòng tham nên bây giờ tết nhất một số quan chức mới rồng rắn đi đèn chùa cầu tài xin lộc trả lễ đầu năm cùng các đại gia đại gian lận đến đám cơ hội phăm phăm nhằm cửa thánh thần chùa chiền thẳng tiến để mong phát tài phát lộc.
Từ cài pháo tép cho vui tai, sự lạm dụng đã tiến đến pháo đùng to như bom mìn, sát thương được cả con người.
Từ trách nhiệm được giao để làm việc cho dân, khi bị tha hóa thì người ta biến quyền lực thành tài sản cho riêng mình, thu lợi cho riệng mình gây nên bao tai họa.
Tất cả là đi quá giới hạn và sự việc đã biến dạng thoát khỏi cái giá trị ban đầu.
Cái gì quá giới hạn là cũng dễ biến chất, như thuốc quá data, dùng nó thì hại khôn lường.
17/1/2012