Khi người nông cạn làm thơ

Khi người nông cạn làm thơ
doduc
1- Hôm qua ngẫu nhiên ngẫu nhiên được đọc bài thơ trên mạng, vịnh con rùa . Một “nhà thơ” viết:
“Có chi là sang trọng/Áo khoác vá dọc ngang/Hùng dũng bò trước cáy /Rụt cổ trước đại bàng” . Đọc xong vừa bật cười vừa tức giận vì ý đồ nhom nhem của tác giả. Nhà thơ mắc một lỗi nghiêm trọng là mượn con rùa để ám chỉ một chuyện khác. Đọc xong nhận ra ngay sự hàm hồ phiến diện của người viết khi đi tìm hình tượng.

2- Không phải vô cớ tiền nhân đặt rùa vào trong tứ linh Long – Ly- Qui- Phượng (bốn con vật thiêng). Còn tôi nghĩ tới rùa là nghĩ đến một tư cách sống hiền hậu, ngại va chạm mà người đời khó mà theo.
Rùa một mình một mái. Có một câu chuyện cổ tích của người Thái đen, hình ảnh con rùa đã gợi ý cho con người biết làm cái nhà để sống. Đẹp làm sao!

3- Rùa không làm phiền ai, không hại ai. Rùa không bao giờ tranh chấp với đời, có động tĩnh là rùa rút lui về trong căn nhà riêng của mình, co đầu rụt chân vào trong mai tự bảo vệ mình. Sao lại nỡ coi đó là sự hèn. Sao lại bịa ra chi tiết “hùng dũng bò trước cáy, rụt cổ trước đại bàng?” đẻ nhằm chê giễu rùa

4- Còn đại bàng là gì vậy/ Đó là loài chim hung dữ, loài ăn thịt sống, không nhường nhịn ai. Nó tồn tại trên cái chết của kẻ khác, là loài khát máu.sát sinh hung bạo, Sao lại ca ngơi loài khát máu như người anh hùng!
Tấm áo mộc mạc của rùa cũng bị “nhà thơ” mang ra chế giễu: “Có gì là sang trọng/ Tấm áo vá dọc ngang”…haiza…Sao lại chê tấm áo vá của kẻ nghèo, sao lại đem tấm áo vá của kẻ nghèo ra chế giễu, vả lại rùa có dấu hiệu gì huênh hoang cho mình là sang trọng đâu mà lại chụp lên đầu rùa ý nghĩ đó. Nhà thơ đã cố ý vẽ ra cái tư cách xấu xa không bao giờ có ở rùa. Dấn thêm bước nữa, nhà thơ tưởng tượng ra tư cách rùa: “Hùng dũng bò trước cáy/Rụt cổ trước đại bàng”. Thật quá quắt hết chỗ nói.

5- Nếu coi đại bàng là chúa tể bầu trời bằng sự độc ác của loài khát máu thì rùa bình dị hiền lành sống bền lâu trên mặt nước, có tuổi thọ cao hàng ngàn năm tuổi. Cái tuổi thọ này đại bàng có sánh được không. Sống tử tế nhu mì không hại ai không phiền lụy ai, đại bàng có bằng không. Hai tư cách ấy, tư cách nào là của ngườiquân tử, tư cách nào là của kẻ tiểu nhân đã rõ cả, cần gì phải bàn.

6- Thế giới của rùa là thế giới yên bình của lòng nhân ái.
Thế giới của đại bàng là thế giới chết chóc của kẻ bạo hành đối nghịch với cuộc sống yên bình.
Rõ mười mươi là nhà thơ kia đã đứng trên tâm thái của kẻ tiểu nhân nhìn đời. Ôi , hại lắm thay!
9/12/2011