Dong ngan
Từ khi có thêm cầu Chương Dương, cầu Long biên gần như đã bị bỏ quên. Cô em bé trẻ trung hình như tranh mất nhiều phần việc của người chị già. Đã một thời gian dài, Long Biên chỉ còn dành cho tàu hỏa và người đi bộ, đi xe đạp. Sau này để giãn bớt ách tắc giao thông phía Chương Dương, mới lại cho xe máy qua cầu. Lúc ấy lại thấy cây cầu phập phồng sống lại. Đặc biệt sau lễ hội cầu ngày 10/10/2009 dù chưa hẳn thành công lắm, nhưng từ đó cây cầu được nhiều người nhắc tới. Đã không ít lời ví von dễ dãi so cầu Long Biên với tháp Epphen ở Paris, như là một giá trị văn hóa đứng trong hàng số một không thể thiếu của đất Hà Thành!
Thật ra về giá trị văn hóa cây cầu chưa thể đạt tới mức dấu ấn như tháp Epphen của Paris. Nhưng có cái giá trị to lớn khác của Long Biên thì tháp Epphen lại không thể so sánh với nó.
Cầu Long Biên làm ra với mục đích trước hết là giải quyết việc việc đi lại cho thuận lợi giữa hai bờ con sông Cái dữ dằn của Hà Nội nối Hà Nội với vùng Kinh Bắc trù phú văn vật. Nó là một phương tiện giao thông vô cùng cần thiết lúc đó. Gía trị cây cầu chính là giá trị kinh tế thiết thực nhất mà tháp Épphen không thể so sánh, vì hai công trình này được làm ra không hề có mục đích giống nhau.
Khi làm thiết kế, kiến trúc sư đã vẽ cây cầu theo cấu trúc hình con rồng vắt ngang sông, và từ đấy cây cầu đã mang dáng dấp văn hóa Thăng Long tạo nên sự độc đáo. Theo dòng thời gian thì đến hôm nay ở ta chưa có cây cầu nào có dáng dấp thiết kế đẹp hơn Long Biên, dù nó có thể đồ sộ và tốn kém hơn nhiều lần. Không biết khi vẽ thiết kế, người kiến trúc sư có bị ám ảnh bởi hình ảnh của câu chuyện rời đô của Nhà Lí không. Nhưng hình ảnh con rồng sắt bay là là ngang mặt sông, phía dưới là dòng nước bạc hòa cùng lau sậy tàu thuyền… Đó là cảnh tượng thật đẹp Một cây cầu giàu sắc thái văn hóa trong nội hàm của nó tạo nên vẻ đẹp sâu thẳm của bến thăng Long… Chúng ta cần có lời cảm ơn lâu dài tới kiến trúc sư thiết kế cây cầu về điều ấy.
Một trăm năm qua rồi, nhưng đến hôm nay cây cầu đâu đã hết cống hiến. Có bạn cho rằng sau một đêm tỉnh dậy, nếu cầu Long biên không còn nữa thi người Hà Nộ sẽ ngơ ngác như người Paris mất tháp Epphen. Ngẫm cho kĩ đó cũng chỉ là những giả định không căn cứ. Tháp Epphen mất, người Paris sẽ ngao ngán mất một giá trị văn hóa. Nhưng Hà Nội mất Long biên là mất một giá trị kinh tế vô cùng lớn. Nếu trăm năm qua, mấy chục tỉ lần phương tiện đã được Long biên gồng lưng gánh vác qua lại thì hôm nay sứ mạng ấy vẫn đang tiếp diễn. Cây cầu chưa hết tác dụng phục vụ. Nếu một đêm tỉnh lại không có nó thì người ta ngơ ngác như vừa bị bẻ gẫy một hàm răng của mình chứ không phái một chiếc răng. Mất cầu đâu chỉ đơn thuần mất đi giá trị văn hóa thôi sao? Chúng ta đâu đã có thể cho cây cầu về hưu?
Cho nên tôi bật cười khi nghe những lời bàn về giá trị du lịch, cách khai thác cầu để làm sao ra tiền như làm nơi đi bộ, hàng quán, dịch vụ du lịch, rồi bóc đường ray để lấy chỗ làm quầy hàng. Nghe buồn như đang bàn tương lai việc tang ma cho một người mẹ già khi bà vẫn hàng ngày lo cho con cháu mọi việc trong nhà… Chán thế.
Nhìn nhận đúng , đánh giá đúng thì làm cho mọi người yêu quí Long Biên hơn và chăm sóc đúng mức cần thiết. Tương lai cây cầu đâu chỉ để khai thác tí du lịch mưa nắng bất thường hoặc chỉ để cho đôi lứa trèo lên bấm khóa tình yêu theo một số mẹo vặt du lịch của một số nước, nghe sến và không xứng vói những gì cây cầu đã làm cho Hà Nôi . 3/8/2009
(ảnh theo bài của DODUC chụp tai le hội cầu Long Bien năm 2009)