Nghĩ vụn

Nghĩ vụn
doduc
Tôi đọc ở đâu đó một nghiên cứu vể gene di truyền, thì được biết, gene đàn ông đến thế hệ thứ 5 thì mờ dần, còn đàn bà được nối đến 50 đời. Thiết nghĩ đúng thôi, bởi người cha góp vào một nhiễm sác thể cộng với trứng thành phôi, còn đứa trẻ lớn lên thì máu xương tim óc, nội tạng đều từ người mẹ cho cả. Vậy thì sự truyền từ đời này qua đời khác đều tiếp nhận phần san sẻ ấy nhiều hơn. Chẳng nghiên cứu, chỉ trên lâm sàng thì điều ấy cũng đã rõ.
Ấy nhưng cả thời phong kiến với những định kiến nho giáo dai dẳng cho đến nay vẫn chưa hết, nhất là ở đồng quê những định kiến còn khá nặng nề: “ nhất nam viết hữu/ thập nữ viết vô”, nghĩa là chỉ một con giai cũng là có, còn mười con gái cũng coi như không, bởi.” Con gái là con nhà người”.
Gene truyền được 5 thế hệ, nhưng đứa con được mang họ cha, Phải chăng là để an ủi sự truyền giữ ngắn ngủi? Còn họ mẹ dù truyền 50 thế hệ cũng không được ghi họ. Nhưng xem ra cũng chẳng sao nhìn từ hai phía!
Tuy vậy quan sát một đám ma, theo ” Thọ mai gia lễ” thì “cha đưa mẹ đón”. Nó là thế này: đưa tiễn người cha chết thì con cái vịn đòn khiêng đi theo “ tiễn đưa”, còn nếu là mẹ, thì vịn tay đòn đi giật lùi, như muốn níu giữ mẹ lại. Trường hợp này thì cha như khách, còn mẹ thì mới gắn bó ruột già.
Ca dao xưa viết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Núi Thái Sơn to nhưng có giới hạn, có thể đo đếm được, nhưng nghĩa mẹ thì vô lượng, như suối nguồn, không bao giờ cạn.
Nhưng đến hôm nay mọi vùng nông thôn thì vai trò cháu đích tôn trưởng nam vẫn là vị trí quan trọng trong gia đình và tộc họ. Không có con giai, người ta nhắc thầm là mắc tội bất hiếu. Tôi biết có một giáo sư còn nói “Không có con giai thì ngọn lửa nguồn đến đây là tắt, Vì không có đứa giữ cho cái họ của người cha truyền sang đời sau, không có người thờ phụng!
Nhớ lại xa xưa, thời mẫu hệ, đời sống quần hôn, con hầu như không biết đén bố. Một mẹ với đàn con, chỉ mẹ biết bố từng đứa là ai. Đàn ông đến, đàn ông đi như khách qua đường. Cho nên tục thờ mẫu nghe có vẻ dân gian nhưng lại là khoa học.
Nho giáo giữ lại vị trí quang vinh cho đàn ông vì xét cho cùng thì đàn ông có vai trò khá khiêm tốn trong gia đình, phải chăng cần có cái đó để giữ thế? Khi đàn ông thuwowngflaf người gánh vác những việc nặng trong gia đình, dù mang nặng đẻ đau, chăm bẵm đàn con đến trưởn thành của người phục nữ đâu phải việc nhẹ
Một bạn hỏi tôi: trên đời anh thương ai nhất? tôi trả lời không lưỡng lự, thương mẹ cùng giới phụ nữ. Bởi có thế giới này, người mẹ bao giờ cũng vất vả và lao tâm khổ tứ nhất. Chỉ riêng việc chắt bóp đồng tiền nuôi đàn con đã là cả một gánh nặng suốt đời. Chỉ trên mâm cơm, có khi đàn con ăn rào rào như tằm, nhìn con ăn là niềm vui, còn mình có khi chỉ rưới nước mắm, hoặc chan canh lùa cho xong bữa. Nhưng hy sinh tưởng như rất nhỏ nhặt ấy nhưng bản chất thật sự lớn lao không đong đếm được theo tháng năm. Có mấy đứa con hiểu được cha mẹ, nhất là khi vật chất dồi dào và quen hưởng thụ từ bé. Nên khi có một sao xinh đẹp khá nổi tiếng trong giới shop bít lập ngôn: Tôi không cần phải biết ơn cha mẹ, bới tôi được sinh ra trong cơn hứng tình của họ. Sao tôi lại phải biết ơn?
Không được giáo dục thì dù người đấy nhưng phát ngôn lại là lời của động vật hoang dã.
Để làm người khó thế nếu không hiểu được tiến trình cuộc sống. 25/2/2020