DODUC
1- Có một lần đến làm việc ở tỉnh vùng biên, tôi vào xem một bức tranh trong bộ tranh thờ, hỏi người giữ kho: Xin cô cho xem hồ sơ bức tranh này. Cô ngập ngừng: hồ sơ gì cơ ạ. Tôi bảo hồ sơ của bức tranh. Cụ thể là tranh này sưu tầm năm nào, tại đâu, của ai, tên tranh và có thể giải thích khái lược về ý nghĩa bức tranh. Cô lắc đầu: Em không biết. cái này do người trước làm, bây giờ chuyển việc chỗ khác.
Khá nhiều trường hợp khác cũng tương tự như vậy. Không có hồ sơ người ta không có cơ sở thảm định giá trị của nó, chưa nói đến việc nghiên cứư đi sâu tìm hiểu nó. Hồ sơ là cánh cửa mở ra để định vị một giá trị mà thiếu nó coi như ngôi nhà khép kín. Hồ sơ là linh hồn của bức tranh không có hồ sơ thì đó là bức tranh chết,
Những ai từng làm cán bộ thì hiểu hồ sơ qua trọng chừng nào.
2- Có một người khi biết Cao nguyên đá Đồng văn được công nhận là công viên địa chất toàn cầu đã reo lên: Hà Giang ngày mai sẽ trở thành điểm du lịch, cuộc sống no ấm đang mở ra trước mặt người dân sở tại…vân vân và vân vân…
Tôi thật sự ngạc nhiên về sự lạc quan hồn nhiên đó. Nếu chỉ tìm hiểu sơ sài thôi cũng thấy rằng làm chủ những nơi đó là của những người nhiều tiền quyền thế từ các nơi, có bao nhiêu dân sở tại ngoi lên được, hay là du lịch mở ra thì họ phải lùi sâu vào trong núi. Chưa kể mảnh đất trong lành đó sẽ dần thành bãi rác thải và ô nhiễm cả văn hoá, một bộ phận sẽ bị tha hoá vì du lịch…Còn vài thứ hàng vặt của dân thì ai mua? Nếu hiểu điều đó, nghĩa là có tí hồ sơ về nó thì người ấy sẽ không mắc bệnh lạc quan tếu đến thế.
3- Những cái hồn nhiên chung chung đó đã làm cho con người biến dần thành đại khái như kiểu nói “án tại hồ sơ” mà không khảo sát thêm gì sau khi có hồ sơ ấy, hoặc đó là cái hồ sơ rỗng tuyếch, hoặc không trung thực… thì còn nguy biết chừng nào.
Không thể coi thường hồ sơ, cũng như không thể lơ là lịch sử.
17/12/2012