( Để tặng thư gia Nguyễn Hữu Tuyển, thày dạy thời phổ thông)
Doduc
1-Thế là 46 năm sau ngày rời trường phổ thông tôi lại gặp đươc thày.
Lần này tôi gặp thày qua cuốn thư pháp.
Là Thày rồi mà hôm nay trên 80 tuổi thày lại quay trở về làm học trò, để vui với cái thú chơi thư pháp của các nhà nho. Thú chơi này thuộc về một thế hệ bậc đàn anh một thời mà hồi còn nhỏ thày từng biết đến
Lâu lâu trước đây được nghe một người nói: Ông Tuyển hồi này đang theo học thư pháp. Đó là những năm thày tôi đã nghỉ hưu.
Và bây giờ thì thày có cuốn thư pháp cho riêng mình.
(Tôi vô cùng thích thú với tập bản thảo này của Thãy. Thời học phổ thông tôi có hai năm học chữ Trung Quốc do thày Đỗ Khắc Cấp, người Phú Thọ dạy. Giáo trình hồi đó có phiên âm Latin và cả Hán nôm. Vì ông nội, ông bác ngoại cũng đều có nho học nên từ bé tôi cũng bị cuốn vào nghe đàm đạo chữ nghĩa, thành ra cũng hiểu phần nào cách chơi thư pháp mà ngày nay nhiều người muốn phục cổ không nhìn thấy mà đa phần là adua.)
2-Cầm tập bản thảo thư pháp của thày tôi trên trăm trang tôi thật bồi hồi.
Thày trên tám mươi tuổi rồi mà vẫn còn hứng khởi được với những kiểu thức rối rắm trong những qui đinh cứng nhắc của lối viết chữ Trung Hoa khiến tôi nể quá.Trên thế gian này, hầu hết chữ viết chỉ đơn thuần dùng để kí thác ngôn ngữ trao đổi. Nhưng người Trung Hoa đã nâng chữ viết của họ lên thành thú chơi với những chuẩn mực khắt khe, tạo thêm một không gian mới, một tầng giá trị mới cho chữ,nâng nó lên thành một thứ nghệ thuật thâm thúy. Chữ viết của người Trung Hoa đã thành thứ văn hóa cao cấp, có vẻ xa xỉ trong thời đại mà đồng tiền đang sai bảo con người.
Cho nên tôi mới bảo thày bây giờ còn mê được thư pháp với đúng nghĩa tiêu dao thì thật trong lòng thấy kính trọng vô cùng.
3-Tôi đang nghĩ đến bốn chữ “An bần lạc đạo” (vui với đao, yên tâm với cái sự nghèo) và nghĩ tới tư cách thầy. Với lớp người có cách sống xúc tiền bỏ túi không biết chán như thời nay thì họ sẽ bảo câu nói đó là của đám người gàn dở.
Còn lớp người bị coi là gàn dở kia thì nhìn xéo đám nguời chỉ biết ôm túi tiền ngất ngư mà xuất ngôn rằng: “Kìà, nó là cái giống gì nhỉ.”
Làn người quan sát khách quan, tôi nhận thấy thời nào thì có tư duy ấy, cả hai thời đều đúng cả. Thời đại ăn cơn dưa muối giữ lấy đạo nhà và thời đại “thị phú khinh bần” (trọng giàu khinh nghèo) thực ra luôn tồn tại, lồng vào nhau,trong nọ có kia. Chỉ có điều thời nho học mạnh thì kẻ coi trọng đồng tiền lẩn lút vào bóng tối.Thời nay đông tiền đứng lên cài đặt cuộc sống thì nhà nho đành ngậm ngùi với góc riêng ở sân nhà mình .
* * *
Rông dài như trên để trở lại câu chuyện thày tôi chơi thư pháp. Ông thật có bản lĩnh khi trở lại được với thú chơi nầy trong cảnh bần hàn. Mà muốn chơi được thì phải tìm hiểu đến gốc gác ngọn nguồn. Như thế không phải là không mất công. Và đó mới chỉ là bề nổi, cái sâu xa nằm trong từng dòng thư pháp là tình yêu với các triết lí phía sau hình tượng các thể viết chữ này. Phải hiểu mới mê, và có mê mới tìm cách để hiểu.
Thưở học đường thấy thày nho nhã nhưng tôi không hề biết rằng ông đã từng đến với Hán học. Thích thơ ca và đã dấn thân cuộc đời đó vào trong vai người thày dạy văn học. Cái tình yêu nho học hẳn được ấp ủ như đống giấm giữ ngọn lửa nguồn,đợi có cơ hội mới bùng lên. Có phải vậy không?
Chơi thư pháp cũng có dăm bảy đường.
Có người chỉ cần chữ đep chữ lạ, thích ngắm nó như một bức tranh.
Có người lại cho kiểu chữ là phụ. Cái chính là sự sâu xa trong ý tứ của câu chữ.Hai lối nghĩ đó đều là khập khiễng, thư pháp mà như vậy thì khác gì người cụt một chân vậy.
(Còn có loại thứ ba , đáng buồn hơn là chơi theo phong trào, là adua. Treo chữ nhưng không hiểu gì lại nghĩ đó là lá bùa hộ mệnh. Đây là loại vứt đi , không tính.)
Thư pháp ý là căn cốt, còn chữ là dung mạo cho cái căn cốt kia, sao dám coi thường bên nào.
Tôi lật trên trăm trang thư pháp mà giật mình.
Thày tôi quả là hay khi chọn đi vào thú chơi tài tử.
Còn nhớ xưa, làng tôi các ông đồ ra chữ phải lo tắm gội trai giới thắp nhang cho người thật thanh thoát để lấy cảm hứng, coi viết chữ như một thứ đạo nhà .
Đồ văn phòng tứ bảo , bút nghiên giấy mực soạn rất nghiêm cẩn
Nhưng trên trăm trang bản thảo trên tay, tôi hiểu thày tôi không chơi chữ theo lối chặt chẽ của nho học ngày xưa. Ông thật phóng khoáng khi chọn cho mình lối chơi tài tử, phóng bút bất kì lúc nào khi có hứng. Khi thì trên một tờ A4 đã xử dụng một mặt, khi trên mảnh giấy báo có sẵn trên bàn. Lúc lại trên mảnh giấy điều. Có những tờ mực vung tàn tán… Rất nhiều thư pháp thày ra không no mực, dù chương pháp khá qui chuẩn. Những chữ mờ chữ tỏ dắt dây thày phóng bút cho người ta cảm nhận như đoàn người đi trong sương mai, mờ mờ nhân ảnh. Và hơn thế hồn chữ cũng trở nên phiêu diêu cùng con chữ. Quả là cái không cố ý khi viết, chỉ lo chạy theo xúc cảm đã làm nên sức truyền cảm phi thường đối với tôi. Những con chữ gợi cho ta thấy chân dung một ông đồ cuối thời nho học lấy cái vết tích tàn nho làm thứ tiêu dao, lấy ý tứ của nhời người xưa là bạn tâm tình mà không phải đem đem chữ để thờ, đó chắng là thú chơi sang trọng lắm sao.
Tôi sợ nói nữa cũng bằng thừa. Hãy mở từng trang thư pháp trong cuốn sách này để tiêu dao cùng ông, chia sẻ với ông những ý tưởng về một lối nhìn nho xưa trong tinh thần hôm nay.
Vậy mà ông vẫn khiêm nhường bảo dây chỉ là đang học thôi, còn đang di dưỡng. Thành thật, theo góc nhìn của tôi, học kĩ nữa, tôi e là hỏng.
16/8/2011
(Ngày Nhâm dần, tháng Thân năm Tân Mão 2011