Doduc
1 – Lâu lâu gặp nhau, bạn hỏi: Lâu nay có sáng tác gì không?
Biết trả lời thế nào..
Có những người bạn hay kêu ca: không có thời gian dành cho sáng tác. Bạn nêu lý do bận này bận khác, rồi còn đổ cho sức khỏe để thanh minh cho việc lâu nay không cầm đến cây bút, hộp sơn.
Không biết vô tình hay hữu ý mà bạn đưa ra những lí do có vẻ rất thực như thế.
Tôi thì nghĩ khác
Những lý do đó thường chỉ đúng có một phần, mà là phần rất nhỏ. Không cầm bút vẽ được , gốc gác ở chỗ khác
Vấn đề không phải thời gian, mà là không có cái gì trong đầu
Vẽ và viết là sự thôi thúc từ bên trong
Không có gì trong đầu, không có sự thôi thúc thì viết gì vẽ gì?
Vẽ hay viết chính là nghĩ. Ngòi bút đang thể hiện cái nghĩ đó thành cái cụ thể, là động tác cuối cùng hoàn tất cho một dòng suy nghĩ có từ trước, từ lâu hoặc từ rất lâu.
Nếu không có cái ngĩ đó thì biết vẽ cái gì, viết cái gì?
Trước đây nghe thày tôi nói, nghề vẽ dễ bị “quen tay” mà không giải thích hoặc phân tích, nên tôi nghĩ đó chỉ là lời nhắc đơn thuần về kĩ thuật. Hóa ra không phải thế. Quen tay có gốc gác ở chỗ khác. Đó là là hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp là do mỏng thông tin vì tư duy không sâu. Cho nên sản phẩm na ná như những cái đã làm. Gọi là quen tay!
Thợ thủ công quen tay thì dù hay mấy cũng vẫn thiếu sáng tao. Họa sĩ quen tay thì nhạt nhẽo. Nhà phê bình viết quen tay thì cho ra những sản phẩm chung chung, chẳng có gí trị gì , nó bị thời gian xóa dấu vết rất nhanh!
Quen tay luôn cho ra nhưng sản phẩm tồi..
2 – Họa sĩ bày tranh rất hay gặp câu hỏi: bức này vẽ ở đâu..Khi hỏi thế, người hỏi đâu còn nghĩ gì đến cảm xúc nghệ thuật trước bức tranh, Mà trong đầu họ đang hướng về câu trả lời địa chỉ nơi vẽ. Nếu vẽ ở cái vùng đất họ đã đến thì họ liên tưởng xem có giống cái mình đã thấy không. Họ đâu còn có tí gì cảm xúc nghệ thuật trước tác phẩm! Đối tượng thưởng thức nghệ thuật như vậy thì nền nghệ thuật sẽ còn có giá trị gì trong mắt họ!
Họa sĩ lại cũng hay bị hỏi: tranh này anh vẽ trong bao lâu, thay vì bức tranh này đẹp hay chưa đẹp. Người hỏi lúc này chỉ quan tâm đến thời gian cơ bắp của họa sĩ hoạt động. Họ không biết rằng vẽ là dấu chấm hết cho một bài văn, thể hiện cái suy nghĩ nung nấu trong đầu trước đó ra hình vẽ và con chữ. Có những đề tai ngĩ vài năm để khi vẽ chỉ nửa ngày…Vậy trả lời như thế nào cho loại câu hỏi ấy. Qủa không phải là dễ dàng
3 – Cuộc sống đặt ra các câu hỏi để họa sĩ thể hiện ra trong tác phẩm của mình. Một niềm vui hay nỗi buồn có rất nhiều cách thể hiện. Người sống ven các dòng sông nghĩ và cảm xúc khác người trên núi, lại khác với người đồng bằng… nhận biết hạnh phúc của người thợ khác người nông dân, khác người lính và khác với nhà văn hay kĩ sư.. Thể hiện cảm nhân đó thì họa sĩ hiểu đời sống nào nhiều nhất sẽ tìm ra đáp án thể hiện được sâu sắc nhất rõ nhất. Chẳng ai giống ai dù chỉ để nói lên một câu chuyện.
Nghệ thuật không phải chính trị mà định hướng quan phương. Cái định hướng quan phương nhằm phục vụ lợi ích cho giới cai trị củng cố vị trí của mình. Nghệ thuật thì khác! Nhệ thuật nhu nói ở trên nó đa dạng, đa chiều và đa ngôn. Tùy phông văn hóa của người xem mà người ta đọc ra ở đó cái người ta nhận thức được. Do vậy trên một tác phẩm nghệ thuật, nếu có ý kiến khác nhau cũng không phải là chuyện lạ. Thậm chí có cả ý kiến đối lập.Thưởng thức nghệ thuật là như vậy. Và nó nâng sự hiểu biết, nâng tâm hồn người thưởng thức lên một tầm cao mới!
Nên việc kiểm soát nghệ thuật của Hội đồng nghệ thuật mà lại có vài người ngoài nghề , chỉ đơn thuần chính trị đôi khi gây nên sự rối ren do muốn kiểm soát nghệ thuật tuyệt đối trên góc nhìn quyền lực của mình, mà không chấp nhận phản biện!Mà cái này thì xảy ra nhiều rồi.
Vẽ là nghĩ. Bài viết này xin tạm dừng ở đây và sẽ bàn tiếp khi có những vấn đề bạn đọc phản biện thấy cần trao đổi tiếp!2/8/2015
.
1 comment for “Vẽ là nghĩ”