Doduc
Tương Đa vít , nhà điêu khắc làm theo lối hiện đại cao 17 mét. Thân tượng gắn vào chái một công xưởng lớn. Dưới chân tượng có phiến đá hoa cương khắc tên 14 công dân bị Phát xít Đức giết hại trong thế chiến 2.
Nằm gần mép bờ dòng sông Garonne con sông chảy giữ lòng thành phố Bordeaux gần bức tượng nói trên, còn một sê-ry 15 bức tượng kim loai chắp nối bằng hàn dập những bánh xe răng cưa, những tấm thép nhăn nhúm đấu ghép lại với nhau. Tôi hỏi chuyện mới biết mỗi con tượng gắn liền với một truyền thuyết Garonne…
Vào những ngày cuối rời Bordeaux và tháng 6 năm nay tôi chứng kiến một ngày hội cho dòng sông. Bordeaux để một giờ bắn pháo hoa vinh danh cho dòng sông chảy ngang qua thành phố. Garonne có nhiều huyền tích và được trân trọng như người khai sáng ra vùng đất này. Có tượng vinh danh, có ngày kỉ niệm hằng năm. Hơn chục công dân bình thường bị phát xít giết hại cũng không bị quên trong tâm trí người Bordeaux.
Dưới đó một chút về phía đông, ngoại thành phố Lot et Garonne có một đài tưởng niệm khiêm nhường bên con lộ nhỏ. Đài tưởng niệm được khắc họa bằng mấy chục cánh tay đan khít vào nhau nhô lên từ mặt đất, gân guốc cùng bê đỡ một phiến đá lớn. Mặt cạnh chính phía trước được mài phẳng gắn tên mấy chục người dân vùng này. Họ chạy trốn Phát xít Đức lên núi bị một tên phản bội chỉ điểm nên bị bắt về trại giam bên Đức rồi bị thiêu trong trại tập trung phát xít. Tấm bia nhắc lại tội ác man rợ của bọn phát xít, nhắc cho các thế hệ sau biết những vết tích lịch sử mà vùng đất này đã trải qua, những tội ác chiến tranh phải được ghi nhớ cụ thể, danh tính những người dân bình dị cũng không thể bị vùi quên.
Tình cờ trong một ngày bình thường đi qua, tôi vẫn thấy những vòng hoa, băng viếng là dải quốc kì Pháp, đặt dưới chân đài kỉ niệm này.
Tại cửa ngõ vào Lepzich năm nay, 2011, người ta dang sửa soạn kỉ niệm 100 năm đài kỉ niệm những người lính trong trận đánh thắng Napoleon khi quân Pháp rút chạy khỏi hành phố. Đài có hình quả chuông lớn cao gần 100met. Trên cao quây quanh núm chuông là những người lính trận tựa lưng vào nhau với vũ khí lăm lăm trong tay.
Đáy đài kỉ niệm có bán kính dăm chục mét. Hình quả chuông gợi nhớ tiếng chuông gióng lên báo hiệu chiến tranh hay chiêu tập các vong linh người lính?
Lại nghĩ về nước nhà. Một dòng sông Hồng tạo nên châu thổ Bắc Bộ không có lấy một ngày kỉ niệm nào dành cho dòng sông, dù từ ngàn xưa, sông vẫn được gọi là dòng song Cái. Sông Cái là sông Mẹ. dòng sông bồi phù sa cho cả một vùng châu thổ. Cũng không có công trình điêu khắc nào dành cho dòng sông. Nên mẹ thì mẹ, xơ xác thì vẫn xơ xác
Tượng đài lãnh tụ thì tràn lan khắp nước. Lãnh tụ mà còn sống chắc ông cũng phải ngượng vì nhưng chi phí khổng lồ cho ông mà đau chắc đã vì ông.
Nhưng không có lấy một công trình điêu khắc đồ sộ nào ghi nhớ những chiến sĩ trận vong ở biên giới Tây Nam chống lại bọn Khơ mer đỏ tàn độc. những người lính ngã xuống vì non sông, nhũng người dân bị tàn sát. Không có một tượng đài nhắc nhở thì lớp người sau sẽ không còn nhớ chỉ một đêm máy trăm mạng người bị khơ me đỏ giết trên đảo Thổ Chu dể mà cảnh giác.
Không có một đài tưởng niệm hàng vạn con em dân tộc đã ngã xuống biên giới phía Bắc chống lại quân bành trướng Bắc Kinh năm 1979. Thâm chí lấy một ngày kỉ niệm cũng không có. Lịch sử còn sặc mùi tanh hôi của bọn côn đồ trong chính quyền Bác Kinh mà nhà nước đã vội quên hoặc cố tình lờ đi để đổi lấy thứ tình hữu nghị giả tạo. Cái giá xương máu qúa lớn không quan trọng bằng sự yên phận cho một nhúm người sao?.
Lại nhớ cơn bão Chan Chu cách đây chưa xa, vùi dập trên ba trăm mạng dân chài miền trung mà không có lấy một ngày Quốc tang an ủi vong linh họ. Chỉ vì cớ chưa có qui định nào được đặt ra. Trong khi một con cá voi lâm nạn, dân chài còn biết làm ma cúng tế
Đông tây sao cách xa nhau về văn hóa sống quá vậy?
Những tượng đài dể ghi nhớ và tưởng , đâu phải đài kỉ niệm sẽ gây lòng hận thù mà phải sợ?
Nhà nước phải làm cho người dân nhớ lịch sử, đừng quên những người nằm xuống để hôm nay chúng ta được tươi tốt, để quan lại có bộ đồ hộp lên xe xuống ngựa vênh vang với thế giới. Nhà nước nợ dân tộc quá nhiều. Nợ nào rồi cũng phải trả, gian dối nào rồi cuối cùng cũng bị phơi bày. Sao những người không làm nổi việc nước lại ngồi thối đít trên ghế mãi để mà tràng ba khoát bảy những câu rỗng tuếch. Sau này lịch sử sẽ lôi cổ họ ra để hỏi tội dù lúc đó họ có chìm sâu ba thước đất.
Ngẫm lại đất nước mình sao quá bi thương . Vậy mà người ta vẫn sống ngạo nghễ và ngạo mạn được thì cũng lạ thật.
27/7/2011