Lấy nhau rồi, vẫn chưa có chiếc xe đạp để đi lại.
Lại nhớ năm 1971, cơ quan chờ đến mỏi mắt chiếc xe đạp phân phối cuối năm. Chờ không mãi thấy thì bỗng gặp Huy Kim phóng viên tờ báo Quân Khu Việt Bắc đi xe đạp mới. Hỏi thì vỡ lẽ anh vừa được mua phân phối. Vậy là năm nay vẫn có xe.
Tôi về nói với công đoàn là phải đi hỏi ngay xem chuyện xe pháo năm nay ra sao. Tôi đang là người cần xe nhất lúc này.
Chả ai quan tâm. Mọi người đã được phân phối cả rồi, có xin được thì người lấy xe không phải họ. Tôi bảo thế để tôi tự đi xin, tôi mà xin được thì phải được phân phối chiếc xe đó. Cũng chẳng ai trả lời.
Tôi cuốc bộ đến cửa hàng xa tới 4km. Sau một hồi kiếm tra thì cửa hàng trưởng cho biết là giấy phân phối xe đã chuyền nhầm sang báo Quân khu Việt Bắc mất rồi. Bây giờ Huy Kim đang đi chiếc xe ấy.
Thế là tôi đòi. Họ bảo cứ về đi, trong kho mà còn xe sẽ lại phân tiếp. Cuối cùng cửa hàng cũng đền cho chiếc xe Thống nhất giá ba trăm tám mươi đồng. Một tuần sau giấy phân phối được chuyển về cơ quan.
Không có xe thì nhất loạt lặng tờ. Nhưng khi có rồi thì bắt đầu xôn xao. Sáng sớm tôi lên phòng gặp Tổng biên tập bảo: Em tuần nào cũng cuốc bộ sang Đồng Bẩm 10 cây số đi đi vê về, nhiều khi chậm việc cơ quan mà em thì vất quá. Nay đề nghị cơ quan cho mua chiếc xe này để lấy phương tiện làm việc. Mà đây chính là chiếc xe em đòi được, nếu không năm nay đâu có nữa.
Tổng biên tập T. bập bập điếu thuốc lá thay câu trả lời. Khói bôc mù mịt phả vào mặt. Ông nheo mắt. Mắt ông sặc khói hoe hoe, nhưng vẫn lúi húi tay bốc chè tay kia lôi phích nước sôi để dưới chân bàn. Ông có thói quen, trước khi trao đổi công việc gì đều chậm rãi kéo dài thời gian bằng cách thay ấm chè mới.
Đợi chè ngấm ông lặng lẽ rít vài hơi thuốc, mắt chớp chớp trong khói thuốc cay xè:
– Thế này nhé, cậu để cơ quan bàn xem nên như thế nào.
Thế là đứt lời đề nghị. Chưa có câu trả lời ngay.
Lúc ấy mới thòi ra nhiếp ảnh Văn Nguyên chưa được phân phối, lần này đến lượt, dù anh đã có xe đi.
Thế là công cốc. Phải chấp nhận Lúc ấy tôi là thằng em út trong cơ quan, kể cả tuổi đời lẫn tuổi công tác. Tôi vừa mới hết thực tập, vừa xong biên chế.
V.N không nhường, dù mua về chỉ để treo trong nhà.
Đây lần thứ hai trong đời tôi nếm vị mặn của tình đồng chí.
Phải chờ một hai đợt nữa, khi chẳng còn ai thì mình mới đến phiên.
Cũng may. Đến lượt tôi thì của hàng lại phân cho chiếc Phượng Hoàng Trung Quốc vành 660 sắt mạ tốt nhất lúc bấy giờ. Xe Phượng Hoàng là niềm ước mơ của tất cả mọi người vì nó bền và khỏe tốt cho việc lai thồ. Chiếc xe giá trên năm trăm đồng. Tôi còn nhớ gương mặt V.N lúc bấy giờ. Anh lơ láo nhìn chiếc xe tôi mới dắt về: bóng lộn trong màu xanh cánh chả, mũi khịt khịt như dúi, không nói không rằng, mắt chớp chớp đầy vẻ ghen tị. Tôi nghe trong gió thấy anh buông tiếng thở dài nhè nhẹ. Lúc ấy trẻ, tai tôi còn thính lắm.
Commen của các blogger
Bach Duong ( facebook)
Khổ quá anh ạ, phân phối tuốt từ cái lốp xe cũng phải bắt thăm trúng thưởng (tự bỏ tiền ra), nhưng mà cũng chẳng trách được đồng chí vì nghèo thì sinh ra bẩn .
Vuonghung (multiply)
Nhớ lại cũng còn thấy rùng mình anh nhỉ !
Những người làm văn hóa văn nghệ thời ấy cứ phải lấn bấn với cơm áo gạo tiền…và có nhiều người đã hoặc trở nên ti tiện, rồi kéo chân nhau chẳng bay lên được !
Ngày đó bọn em cứ lải nhải hoài : Vời Đồng chí ấm áp như mùa Xuân – Với việc chung cháy nồng như nắng Hạ – Với chủ nghĩa cá nhân : gió mùa Thu quét lá – Với quân thù như băng giá đêm Đông ! …Học tập đ/c Lôi Phong mà ! Ôi là tình Đồng chí như nắng Hạ ! Ha ha…!!
Tonga (multiply)
chế độ phân phối nên nó mới khổ sở như thế,cậu mợ em ngày xưa cũng thế,có tiêu chuẩn phân nhà mà cứ đấu đá mãi,hết người cần thì mới đến lượt
Nhuhoacomay (multiply)
Đọc các entries của bác thấy thương anh em văn nghệ sĩ thời bao cấp quá! Giới trẻ bây giờ khó mà hình dung thấy hết nỗi khổ của các bác. Có lẽ cũng vì thế so với bây giờ, họ tự bằng lòng với thời buổi “kinh tế thị trường” có cái đuôi “định hướng XHCN” này quá rồi, chả muốn gì hơn!
Ở thời điểm các bác ngoài Bắc, tụi em trong Nam đã phoong phoong chạy Honda và Suzuki từ năm 1960 đấy! Còn nói về xe đạp thì tụi em đã chạy xe đuya-ra nhôm của Pháp từ năm 1957 cơ!…
Lê Tự Việt Thắng (facebook)
hihi, con được biết khi đó xe đạp cũng mắc tiền lắm, hồi đó quê con đói lắm, ăn toàn sắn với bobo thôi, nghèo đến nỗi phải nhịn đói luôn, thời của con thì sướng nhiều rồi bác ạ.
Bong Hoa (facebook)
Vào đầu những năm 90 bố mẹ em vẫn gói ghém cất giấu không biết bao nhiêu gói xích, líp, pê-dan, may-ơ được phân phối
Nguyễn Phan (facebook)
Có một thời, dài mấy thập niên, một số trí thức Tây Phương thực sự ngỡ XHCN là thiên đường trần thế, nơi con người “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu”, công bằng rộng khắp, chứ không có chuyện “không bằng lòng cũng phải nhường” như bác .
Nghiã Ngọc Nguyễn (facebook)
Dongngan Doduc những đoản văn đời cuả anh làm tôi nhớ những tác phẩm đã đọc qua như “Thời cuả thành thần” hay “Cơ hội cuả Chuá” ; chắc tác giả có đọc qua chứ?!!!