doduc
Một lang vườn tân thời phán: Kiểm tra đái tháo đường làm gì phải đi bệnh viện. Cứ tè một bãi ở vỉa hè là biết ngay. Thấy người nghe tỏ vẻ chưa hiểu, lang giải thích: Sáng ra thấy kiến bu quanh thì chắc chắn là bị rồi.
Qủa thật lang nói không sai. Nhiều người đã phát hiện ra bệnh từ mấy con kiến ngu ngơ ấy.
Giống kiến biết cách tìm món nó thích rất tài tình. Gì chứ đường và mỡ. Không biết nó có khứu giác gì mà tìm đến nơi có đường và mỡ rất nhanh. Chỉ sơ suất một tí là nó đã bu đầy.
Côn trùng nói chung quả là loài có bản năng tìm kiếm mồi đặc biệt.
Ruồi nhặng mút mát đồ ăn xong thì bỏ đi, nhưng kiến thì khác. Kiến sau khi nếm đúng món nó cần, nó còn biết ôm vác về tổ. Vậy là kiến có tư duy hơn ruồi nhặng, biết tích cóp đồ ăn khi kiếm được. Tôi đã từng khám phá ra một tổ kiến lửa ở góc bếp: Nó thu gom được cả một bơ gạo từ bao giờ không biết, cất giữ trong hang !
Khi có loạn, tổ bị phá , trong cơn hoảng loạn thế, nhưng mỗi con kiến thợ đều không quên ôm vác theo quả trứng hay một cái phôi kiến con, hoặc càm theo miếng mồi. Bản năng bảo vệ nòi giống của loài kiến thật đáng trân trọng.
Trong những loại côn trùng sống hang hốc, trong đất và kẽ tường , kiến là loài đặc biệt, phong phú về chủng loại, từ con kiến bống to xác, kiến bọ nhọt đen mun (mà đốt thì buốt tận óc) đến con kiến lửa, kiến vàng, kiến cánh, kiến đen kiến gió mỗi giống ăn món ăn khác nhau, cách cất giữ đồ ăn khác khau, tự bảo vệ cũng khác nhau.
Thực ra không phải loài kiến nào cũng thích mật mỡ. Đó chỉ là loài sống gần con người như con kiến gió. Kiến gió thì khó ngăn cản vì nó nhanh …như gió. Chỗ nào có đường mật mỡ là nó lao đến ngay, có mặt ngay! Chỉ cách li với nước là kiến chịu.
Quan sát loài kiến người ta thấy dù chỉ là côn trùng nhưng chúng có tư duy, có định hướng rất nhanh nhạy để kiếm sống và bảo toàn giống nòi. Vậy nên tuy yếu ớt nhưng kiến chẳng bao giờ bị tiêu diệt. Sắp có mưa là kiến chuyển tổ lên chỗ cao đem theo cả thức ăn và phôi trứng để giữ giống nòi.
Chuyện về con kiến lan man. Rồi bất chợt nhân ra con người bây giờ tư duy kiểu kiến nhiều quá. Nhưng chỉ giống ở mỗi chỗ định hướng tìm mồi, còn những cái khác có khi lại không bằng kiến. Chả lẽ con người lại đang trên đường …kiến hóa, tư duy tiến lên sánh bằng côn trùng sao. hu hu!
31/7/2012
1 comment for “Tư duy kiến”