Tiếng ri ban mai

ĐỖ ĐỨC
Giữa phố phường dày đặc mái ngói và măng mà khuôn vườn nhỏ có được cây kháo thân to cỡ người ôm là của hiếm hoi.Hơn nữa nó lại là giống kháo quí: kháo cứt chuột, loại kháo thân thẳng tắp như cột buồm, dăm lá nhỏ, tán dày, là nơi các loài chim thích cư ngụ.
Tôi được thừa hưởng cây kháo từ đời chủ trước. Cũng không biết nó bao nhiêu tuổi và tại sao loài cây hiếm của rừng già lại có mặt ở nơi phố phường xa lạ này mà đĩnh đạc như đất này vốn là của nó!
Cách mặt đất trên mét, thân kháo chẽ đôi ra như ngạc súng cao su, nhưng áp khít, song song vút lên trời cao. Trên ấy chùm lá rậmrạp như chiếc nấm xòa tán rộng. Đó là khoảng xanh hiếm hoi của rừng, thành tổ ấm của đôi ri đá đã nhiều năm nay. Tôi cũng không biết đôi ri đến đây từ lúc nào. Chỉ nhớ từ nhiều năm nay cứ sau hồi chuông báo thức lúc năm giờ sáng là tiếng ríu rít của đôi ri lại rơi vọng xuống những giọt âm thanh ngọc ngà đầy niềm vui. Tôi mở cửa nhìn lên tán cây rồi rời nhà trong chuỗi âm thanh trong vắt đó để thả bộ. Nửa giờ sau về, khi lưng áo đã lấm tấm mồ hôi cũng là lúc vợ chồng nhà ri bớt lời, chỉ còn thưa nhặt. Âý là lúc chúng đã tâm tình bàn luận xong công việc của ngày mới, chuẩn bị rời tổ uyên ương bé nhỏ, lẫn vào trời xanh để đi kiếm miếng ăn thường ngày.
Cuộc sống của tôi vô tình gắn với đôi ri qua tiếng hót ban mai của chúng. Nó đã thành một phần trong đời sống tình cảm của mình. Không bao giờ lại nghĩ khi ban mai về lại thiếu khúc nhạc xanh.
Vậy mà lại có ngày đó,  Thế là đành hi sinh một phần tán lá. Ngay hôm đó đôi ri đá đã bỏ đi đâu mất. Tôi cứ chờ đợi trong sự hẫng hụt…Nhiều ngày sau không thấy đôi ri trở về. Nhiều lần tôi thẫn thờ nhìn lên tán kháo: vẫn đủ cho cả một đàn ri. Nó bỏ đi vì quá sợ hãi.
Nhiều tháng sau tôi vẫn chờ tiếng ri ban mai, nhưng vô vọng. Đôi ri đã bỏ đi hẳn. Không biết chúng chuyển cư đến nơi nào. Trong thành phố còn nơi nào tốt hơn ở đây. Chác chắn là chúng đã về hẳn rừng xanh.2005