Dongngan
Hồi mài đít trên ghế trên ghế trường phổ thông, tôi cứ băn khoăn: thời Lê Lợi mười năm thắng quân Minh lẫy lừng, nhưng khi giành độc lập thì khai quốc công thần như Nguyễn Trãi lại bị tru di tam tộc với cái án trại vải mơ hồ. Thời Nguyễn Quang Trung, một ông vua khá cấp tiến, thông minh và giỏi giang nhưng khi bình định xong chúa Trịnh, đuổi chúa Nguyễn ra biên thùy, thì những đại tướng như Lê Văn Xảo, Vũ văn Nhậm, Nguyễn Hữu Chỉnh… đều bị bêu đầu dưới ngọn đao của chính cái triều đại mình góp phần khai lập ra. Những cái chết dưới cái tội phản loạn bị qui cho rất đáng ngờ .
Tôi lúc đó còn quá ngây thơ chưa biết hỏi thày dạy Sử vì sao lại thế. Thời nào, triều đại nào cũng có những khai quốc công thần bị loại bỏ sau khi hoàn thành sư nghiệp.
Sau này có câu: Hết cáo thỏ thì chó săn bị giết. Chẳng nhẽ những tài năng quân sự lớn ấy lại chỉ ngang cấp chó. Họ không gọi nhau là đồng chí như thời cách mạng, nhưng về bản chất họ đều là đồng chí khi đánh đuổi quân xâm lược.
Chẳng có ai để hỏi mà cứ đeo nó trong đầu thì rồi cũng đến lúc phải tự giải bài toán đó thôi
Rồi bất chợt nghĩ ra rằng, loài người khi thoát khỏi cảnh ăn lông ở lỗ, kẻ mạnh thâu tóm đồng loại của mình phục vụ cho mình tạo nên tầng lớp chủ nô. Sau đó lớn dần manh nha một xã hội tiến bộ hơn hình thành bộ tộc. Mỗi anh cát cứ một phương. Rồi anh mạnh thôn tính anh yếu. Thế kỉ thứ 9, Đinh Bộ Lĩnh dẹp được 12 sứ quân lập nên nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên. Cũng giống người Trung Hoa, vua đứng đầu nước và cha truyền con nối cho đến lúc thôi nát thì bị lật đổ rồi một triều đại, một dòng họ mới thay thế trị vì. Mỗi lần như thế, dân đen bị lôi vào cuộc tranh giành, chết không kể xiết. Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết là thế. Lịch sử Đinh- Lê- Lý- Trần- Lê- Nguyễn và đến thời cộng sản ngày nay đều theo qui luật đó cả.
Tương đồng với Việt Nam thì Bắc triều cũng đầy nội loạn Tam Quốc (Ngụy- Thục- Ngô) , Lưỡng Tấn và Nam bắc triều rồi đến Hán – Đường- Tống –Nguyên – Minh-Thanh và nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Mỗi triều đại một dòng họ trị vì vài chục đến vài trăm năm rồi đều theo nhau sụp đổ và bị thay thế vì sự mục ruỗng ngay trong lòng nó. Trung Hoa cũng vậy, hết cáo thỏ thì chó săn bị giết, y chang thứ văn hóa chính trị Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Kẻ bị hại đều đeo cái tội mưu đồ phản loạn, thời cộng sản thì bên Tàu gọi là tạo phản.
Chế độ cộng sản là nhà nước một Đảng dìu dắt dân tộc. Nền cộng hòa thay chế độ phong kiến một dòng họ bằng một thiết chế khác, vẻ như rất dân chủ. Nhưng trên phương diện nào đó thì vẫn thấy lấp ló lối cai trị của Phong kiến. Vì bản chất cai trj của nó chưa thoát ra khỏi chế độ phong kiến.
Ông Nguyễn Văn An , cựu Chủ tịch quốc hội đã nói ra một sự thật, gọi chế độ một Đảng là “vua tập thể” là chính xác. Vua nên ban xuống lời vàng ý ngọc (là họ nghĩ thế) chỉ có đúng, cấm cãi. Là vua nên không bao giờ quen với sự phản biện, tranh luận, chỉ quan phương một chiều. Nhưng con người là một chủ thể có tư duy, nên không được phản biện công khai thì nó ẩn vào đời sống dân gian. Chính vì thế mà giói cầm quyền Phong kiến phải thốt lên rằng” Nôm na là cha mách qué” đẻ chỉ những phản ứng xã hội với cách cai trị tàn ác của chính quyền.
Nhớ triều Tự Đức có câu ca dao phản ứng về một thông cáo nhỏ chỉ về sinh hoạt
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.
Rồi còn câu này nữa, nói vè gái điếm nhưng thực ra là chỉ bọn tay dai mẫn cán cho ngoại bang:
Còn Tàu, còn nhiễu Tam Giang
Tàu về Bắc quốc, mo nang che lồn!
Cô điếm ở đây là bọn việt gian bán nước làm nô tì cho bọn Tàu. Điếm chỉ là mượn danh thôi
Vâng , hết chỗ ăn theo thì tơ hơ ra. Câu ca dao trong dân gian để lại không biết bao giờ cảnh cáo bọ Việt gian bán nước nói chung chưa bao giờ mất trong đời sống dân gian.
Thời gạo phiếu cơm tem, cán bộ cứ tuyên truyền đủ thứ hay ho, trong dân gian tồn tại câu ca dao:
Con gì mắt híp bụng to
Ăn hàng Tôn Đản líu lo suốt ngày.
Hàng Tôn Đản là quầy hàng bán đồ ăn ưu tiên cho cán bộ cao cấp. Ăn nhiều nhưng làm gì cho dân ra hồn đâu, nên bị ghét.
Rồi có một ngày lại nẩy ra trong dân gian:
Nhà thơ làm kinh tế
Thống chế đi đặt vòng
Bác ơi, Bác có biết không
Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều.
Đó là những năm tám mươi thế kỉ trước, khi nhà thơ Tố Hữu lên làm phó thủ tướng thứ nhất, còn tướng Giáp thì được phân công đi nắm về kế hoạch hóa dân số.
Phản biện luôn là vách mặt cái sai, cái phi lí, và báo động cái bất cập, cái ẩn họa tiềm tàng trong các chính sách. Đó là hình thức biểu tình phương đông đo sự công bằng. Còn biết xếp nó vào đâu , nếu không gọi đó là biểu tình?
Có cụm từ “dân chủ cộng hòa” rồi nhưng để hiểu thấu nội hàm cụm từ đơn giản đó đưa nó vào hiện thực cuộc sống còn phải mất nhiều năm nữa. Có lẽ đó là qui luật của lịch sử, tư nhận thức đi đến hiện thực hóa luôn là chặng đường dài và không thể thiếu sự phản biện tích cực.
Lịch sử một dân tộc thì dài mà đời một con người thì ngắn, mọi cái xấu xa đều xuất phát ở lòng tham hưởng thụ, nếu không sẽ vào lòng đất mà không biết gì đời, nên tranh thủ vơ vào mình càng nhiều càng ít, và những tập đoàn cai trị như thế sẽ gay nên tai họa dài dài cho cả dân tộc.
Thực ra chế độ cai trị nào dù coi là tiến bộ nhất thì cũng đều có sự chiếm đoạt. Quyền lực càng tập trung cao thì chiếm đoạt càng lớn. Ăn cắp và tham nhũng chỉ là hàng thứ trong sự chiếm đoạt. Còn những tiêu chí để tranh cử ra đứng điều hành đất nước thì bao giờ cũng đầy lừa dối mị dân. Nhưng thể chế ‘tam quyền phân lập “ đến nay có lẽ vẫn là ngưỡng cao nhất loài người cần vươn tới. Khi tam quyền phân lập” thì có sự giám sát nhau để những hành vi mờ ám thao túng không được lộng hành. Xã hội sẽ đạt được sự công bằng tương đối. Còn như thiết chế của ta chẳng hạn, Thủ tướng đứng đầu giám sát chống tham nhũng. Vậy thử hỏi nếu Thủ tướng tham nhũng thì ai giám sát. Câu hỏi đó có đặt ra cũng bình thường thôi, vì Thủ tướng cũng là người, là một công dân, có gia đình họ hàng dây mơ rễ má… chứ có gì khác đâu. Hơn nữa lại ngự trị có nhiệm kì. Có ai thấy một ông quan cộng sản của ta nghèo không nào, hay toàn nhà cao cửa rộng, họ hàng bu quanh chia chức từ bé đến to không cần tài năng . Giàu có thế, lấy đâu ra nếu không tham nhũng, không vơ vét?
9/8/2011
4 comments for “Nghĩ vào ngày nghỉ (2)”