Doduc
Vén tay đốt nhà táng là việc riêng của nhà có đám ma. Đó là kết thúc việc chôn cất, trao phần “quà” cuối cùng cho người chết.
Nhưng câu thành ngữ “Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy” lại là câu nói ám chỉ việc làm cho xong tay, làm vô trách nhiệm, không nghĩ đến hậu quả việc mình làm, làm bừa phứa, làm lấy được. Hầu hết việc vén tay đốt nhà tang bây giờ hầu hết việc công . Đó mới là chuyện đau.
Vén tay đốt nhà táng trong việc công có biểu hiện ở những chỗ ai cũng có thể thấy
Đó là tiền dùng cho tổ chức lễ hội rềnh rang, chi phí bạt mạng, phô trương bằng công quĩ, tiền thuế của dân mà không xót. To như lễ kỉ niệm nghìn năm thăng Long, bé như lễ hội đàn Ca tài tử Nam bộ mới đây được tổ chức sau khi loại hình nghệ thuật này được vinh danh là di sản phi vật thể của thế giới. Dù bé cũng hàng trăm tỉ trở lên…
Đây là kiểu ăn theo di sản và căn bệnh phô trương của chính quyền được đám người cơ hội khai thác cả rễ đến lá, bòn rút ngân khố kiệt cùng.
Những đề án kiểu như bảo vệ di sản như tranh Đông Hồ vừa rồi cũng như vậy. Với dự kiến chi 60 tỉ cho lộ trình chục năm để xin được Vinh danh di sản phi vật thể của thế giới, mà chắc chắn đây tiền không phải trong túi quan tỉnh rồi, lại nã vào túi ngân sách trong khi nợ công lút đầu, mấy thế hệ tới chưa chắc trả được.
Hình thức tiêu tiền theo kiểu “ Vén tay đốt nhà táng” bây giờ thành thứ bệnh nặng trong hệ thống hành chính nước ta, lấy ví dụ thì không sao kể xiết. Vén tay đốt nhà táng có trong tất cả các lĩnh vực từ văn hóa đến kinh tế, thậm chí cả chính trị cũng có…tiêu tiền như rác, mà đất nước nghèo xơ xác, phải nghĩ ra đủ thứ vô lý để thu mà thu một phá mười , là chính đang đi trên trên đường giãy chết đó chứ không phải gì khác nữa.
Vén tay đốt nhà táng trong cả những kế hoạch phát triển kinh tế nóng nữa. Nghe đến công trình xe điện ngầm toàn nghìn vạn tỉ trong lúc từng xu đi vay mà ngán không còn gì để nói.
Bao giờ chấm dứt cảnh này? Vì những người ngồi trình dự án đề án đều biết ngân khố đất nước đang rỗng như thế nào rồi cơ mà!
21/8/2014